Va chạm đầu tiên giữa các hạt ion chì trong LHC

Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ngày 8/11 cho biết đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên giữa các hạt ion chì trong Máy gia tốc hạt lớn (LHC).

Trong một thông báo ra cùng ngày, CERN nhấn mạnh các cuộc thí nghiệm với ion chì đang mở ra giai đoạn mới trong việc nghiên cứu LHC, cho phép nghiên cứu vật chất, từng tồn tại trong những khoảnh khắc đầu tiên hình thành vũ trụ.

Các nhà khoa học hy vọng những va chạm này sẽ đủ mạnh để tạo ra chất "quark - gluon plasma" - một thực thể có nhiệt độ cao hơn gấp nhiều lần nhiệt độ Mặt Trời.

Việc nghiên cứu chất này có thể cho phép tiến sâu hơn vào bí mật của vật chất và vén bức màn bí ẩn về sự xuất hiện của vũ trụ. Đây là một trong những kết quả đầu tiên của lần nghiên cứu thứ hai trong LHC.

Trước đó, ngày 4/11, các nhà khoa học đã cho tạm ngừng các vụ va chạm các chùm proton di chuyển ngược chiều nhau trong đường hầm LHC dài 27km, nằm ở độ sâu 100m dưới mặt đất tại khu vực biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ, và bắn các hạt ion chì vào trong LHC.

Các cuộc thí nghiệm này sẽ kéo dài đến đầu tháng 12 năm nay. Sau đó, LHC sẽ có hai tháng để bảo dưỡng kỹ thuật và kể từ tháng 2/2011, các nhà khoa học sẽ khôi phục những va chạm các chùm proton năng lượng cao.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video