Vaccine mới diệt cúm gia cầm

Các nhà nghiên cứu virus cúm gia cầm cho biết họ đã có thể tiến đến gần một liệu pháp tiêm chủng cho người nhằm chống lại đại dịch cúm gia cầm đáng sợ.

Từ lâu, các chuyên gia đã cho biết là không có phương cách nào tiêm chủng cho người để chống lại các biến thể virus mới của bệnh cúm cho đến khi nó tiến hoá. Điều đó có nghĩa là nhiều tháng thậm chí nhiều năm nữa bệnh dịch và chết chóc vẫn hoành hành trước khi có một chiến dịch tiêm chủng được tiến hành.

Thế nhưng, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ tại Viện nghiên Cứu các bệnh dị ứng và lây nhiễm Quốc gia (NIAID) ở Maryland và Trường ĐH Y khoa Emory ở Atlanta cho biết họ có thể tìm ra một cách trị liệu nhanh hơn.

(Ảnh: Ifpma.org)
Loại vaccine này có thể bảo vệ con người chống lại sự biến thể của virus bệnh cúm trở thành virus H5N1, vốn là mầm bệnh có ảnh hưởng trên hầu hết các loài chim, và chúng cũng rất dễ lây nhiễm sang người. Tiến sĩ Gary Nabel tại viện NIAID và các đồng nhiệp đã cho biết như vậy.

Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu họ có thể xác định được những đặc tính biến đổi cần thiết cho những biến thể, thì họ có thể xác định được mục tiêu cho hệ miễn dịch bằng cách đánh dấu trên virus. Điều này mang đến cho họ một cơ hội để ưu tiên phát triển những loại vaccine hoặc các loại kháng thể vô tính hữu hiệu để chống lại bệnh cúm gia cầm.

Các loại kháng thể vô tính thường được sử dụng để trị liệu căn bệnh ung thư. Chúng được chỉ định trong các protein của hệ thống miễn dịch để tấn công các protein trên các khối u. Các nhà nghiên cứu cũng làm như thế trên virus của bệnh cúm gia cầm. Trong khi không ai có thể biết được nếu và khi nào thì virus H5N1 sẽ tấn công loài người từ các loài chim chóc, thì chúng ta cần phải tìm kiếm các cách thức để lường trước được sự tấn công đó sẽ xảy ra như thế nào và các biện pháp để chống lại chúng.

Virus H5N1 được lưu giữ chủ yếu trong cơ thể của các loài chim, nhưng các nhà nghiên cứu lo ngại là chúng có thể biến thể và dễ dàng lây sang người rồi lan rộng ra toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới thì đã từng có 319 trường hợp nhiễm bệnh cúm gia được biết đến, và 192 người đã chết từ năm 2003 đến nay.

Trong những nỗ lực tìm hiểu mối đe dọa, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất nhiều dòng của virus H5N1 và so sánh chúng với virus bệnh cúm nguy hiểm nhất được biết đến đó là virus H1N1, đã giết chết khoảng từ 50.000 đến 100.000 người trên toàn thế giới trong hai năm 1918 và 1919.

Họ phát hiện ra rằng một biến thể tạo thành một dòng của virus H1N1 dễ lây nhiễm hơn vào chim chóc, và một loại khác lại rất dễ lây nhiễm vào người. Nó nằm trong một bộ phận của virus và bám chặt vào những tế bào trong bộ máy hô hấp.

Sau đó các nhà nghiên cứu đã tạo ra một biến thể tương tự trên virus H5N1 và tiêm chủng cho chuột với một số nguyên thể DNA của chúng. Từ đó, họ phát hiện ra một loại kháng thể làm vô hiệu cả hai loại virus H1N1 và H5N1 trong các loài chim, và điều đó đã chỉ ra một nguyên lý sáng sủa áp dụng cho người nhằm chống lại đại dịch cúm gia cầm. Loại vaccine này có thể được chế tạo để bảo vệ con người chống lại virus với những biến thể của nó, và được dùng trước khi đại dịch bắt đầu. Kháng thể vô tính có thể được sử dụng để điều trị cho cả người khi đã bị nhiễm bệnh.

Các công ty dược hiện nay đang sản xuất những loại vaccine chống lại virus H5N1, nhưng họ chỉ sản xuất được loại thuốc chống dòng virus H5N1 hiện tại, nhưng dòng virus này lại không mấy dễ lây nhiễm sang người. Các nhà khoa học lo ngại rằng họ đang ở trong một cuộc đấu yếu ớt chống lại những thể mới của virus H5N1 mà cuối cùng có thể lây sang người.

HOÀNG HOA

Theo Reuters, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video