Vai trò của AI trong bộ phim thắng giải Oscar 2023

Với số lượng nhân viên kỹ xảo chỉ 9 người, đội ngũ "Everything Everywhere All At Once" đã tận dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện nhiều cảnh phim phức tạp.

Với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, những công nghệ được hỗ trợ bởi AI đã len lỏi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của người dùng smartphone và máy tính hiện đại.

Từ chatbot có thể trả lời mọi thứ người dùng hỏi đến những công cụ biến một vài dòng lệnh thành tác phẩm nghệ thuật, AI giờ đây đã “lấn sân” sang ngành sản xuất phim và trở thành trợ lý đắc lực cho các nghệ sĩ hiệu ứng.


Ít ai ngờ rằng một bom tấn như Everything Everywhere All At Once lại chỉ có 9 nhân viên kỹ xảo. (Ảnh: A24).

Thẳng giải Oscar chỉ với 9 nhân viên kỹ xảo

Khi nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh Evan Halleck của Everything Everywhere All At Once xử lý các cảnh trong phim, ông đã sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất từ Runway.

Đây là một trong những công ty trí tuệ nhân tạo đã tạo ra Stable Diffusion - mô hình AI tạo hình ảnh từ nội dung văn bản. Hồi tháng 2, công ty này đã giới thiệu về công nghệ biến văn bản thành video bằng AI hoàn toàn mới.

Cụ thể, Halleck chia sẻ rằng đoàn làm phim đã gặp nhiều khó khăn, kể cả với các cảnh quay nhỏ và đơn giản nhất.

“Chúng tôi dùng ròng rọc để đẩy đá, sỏi và cát về phía trước. Nhưng khi tôi cắt những thứ đó ra khỏi cảnh quay, mọi thứ đều mờ ảo và không rõ ràng”, ông Halleck tiết lộ.

Trong khi đó, nhóm kỹ xảo không chỉ thiếu nhân lực (chỉ có 9 người) mà còn phải làm việc với thời hạn gấp gáp. Vì vậy ông đã tìm kiếm các giải pháp thay thế có thể đẩy nhanh tiến độ và tìm đến Giám đốc Điều hành Runway Cris Valenzuela.

Từ đó, nhóm kỹ xảo của phim đã ứng dụng công cụ tự tách nền hình ảnh nhằm đưa vật thể chính của cảnh phim lên phông xanh một cách dễ dàng hơn.

“AI cắt chủ thể tốt hơn nhiều so với mắt thường, và nó mang lại cho tôi một bức hình được cắt gọt sạch sẽ để tôi có thể sử dụng cho những việc khác”, ông Halleck cho biết.

Halleck khẳng định các công cụ AI của Runway đã tối ưu hóa công việc của ông. “Tôi có thể cắt các ký tự, đặt chúng gọn gàng trên một tấm ảnh chụp trong vài phút so với việc mất nửa ngày”, chuyên gia chia sẻ.

Chuyên gia cho rằng ứng dụng của AI vào ngành giải trí đang ngày càng lớn. Từ sự phát triển của công nghệ deepfake đến AI được sử dụng để tạo kịch bản, trí tuệ nhân tạo đang dần len lỏi vào công việc sản xuất phim.

“Nó nhanh hơn và rẻ hơn nhân công. Theo quan điểm của tôi, kỹ xảo là một quá trình rất tốn thời gian và công sức. Vì vậy, thật tuyệt khi mọi thứ đều được tự động hóa”, ông tiếp tục.

Chuyên gia Halleck cũng thừa nhận rằng ông ước mình đã phát hiện ra một công cụ như Runway sớm hơn. Trong cảnh nhân vật Evelyn của Dương Tử Quỳnh lướt qua nhiều vũ trụ trong vài giây, cả 300 khung hình đều được xử lý thủ công. Điều này tiêu tốn nhiều tuần liền của đoàn làm phim.

“Tôi nhìn lại và ước gì mình đã có AI khi chúng tôi làm việc với các cảnh quay, thay vì dành hàng tuần để làm việc trên Photoshop”, nghệ sĩ kỹ xảo chia sẻ.

AI đang thay đổi cách làm phim

CEO Valenzuela đã chứng kiến tiềm năng của Runway khi thực hiện các dự án cho nhãn hàng New Balance, ca sĩ Alicia Keys và thậm chí là chương trình The Late Show with Stephen Colbert.

“Ngày càng có nhiều nhà làm phim và nghệ sĩ hiệu ứng hình ảnh đang áp dụng AI. Họ sử dụng nó không chỉ vì tốc độ, mà vì nó còn tự động hóa những khía cạnh tẻ nhạt và tốn thời gian của việc tạo video và phim”, ông Valenzuela cho biết.

Ứng dụng AI, đặc biệt là trong ngành kỹ xảo không nhất thiết phải tự động hóa mọi thứ. Ông Valenzuela cho biết trong trường hợp của Everything Everywhere All At Once, vị CEO đã phải phối hợp ăn ý với chuyên gia Halleck để mang đến những cảnh quay rõ ràng nhất.


Ông Valenzuela cho rằng, AI sẽ giúp nhiều đoàn làm phim nhỏ lẻ sản xuất ra những bom tấn hàng đầu. (Ảnh: Zohar Lazar).

“AI mang tính cách mạng vì nó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí để tập trung vào các ý tưởng sáng tạo. Nó biến công việc mất vài ngày xuống vài phút”, ông nhận xét.

Mặc dù AI mới chỉ được ứng dụng rộng rãi gần đây, công nghệ này đã xuất hiện được một thời gian. Những người tạo ra bộ phim hoạt hình gây tranh cãi South Park Matt Stone và Trey Parker đã thực hiện toàn bộ một tập phim bằng cách sử dụng video deepfake của tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Họ đang mở đường. Sẽ có rất nhiều ứng dụng đáng kinh ngạc của trí tuệ nhân tạo và điều đó có thể làm nhiều người hoảng sợ, những bất kỳ công nghệ mới nào cũng như vậy”, CEO Runway chia sẻ.

“Tôi gọi đó là Hollywood 2.0, nơi mọi người sẽ có thể làm những bộ phim và bộ phim bom tấn mà trước đây chỉ một số ít người có thể làm được”, ông tiếp tục.

Cập nhật: 14/03/2023 Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video