Vali hạt nhân được chuyển giao giữa các đời Tổng thống Mĩ như thế nào?

Với chiến thắng trong cuộc bầu cử đầu tuần qua, ông Donald Trump đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ thay thế cho ông Barrack Obama. Điều này đồng nghĩa với việc chiếc vali hạt nhân nắm giữ quyền kích hoạt hơn 900 đầu đạn hạt nhân của Mĩ cũng sẽ đổi chủ. Vậy quy trình chuyển giao chiếc vali nổi tiếng này sẽ diễn ra như thế nào?

Theo CNN, trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, bà Hillary Clinton luôn nhắc đi, nhắc lại việc tuyệt đối không được cho phép một người như ông Trump được nắm quyền nhấn nút khởi động kho vũ khí hạt nhân của Mĩ. "Liệu chúng ta có muốn ngón tay của một người như ông ta chạm vào nút bấm đó không?", bà Clinton nói. Trong khi đó, ông Trump một mực khẳng định mình sẽ chỉ sử dụng nút bấm đó như một phương pháp cuối cùng.

Tuy nhiên, sự thật là không có nút bấm nào cả. Thay vào đó, Tổng thống Mĩ sẽ được phát cho một chiếc thẻ, thường được gọi với cái tên là bánh quy (biscuit), có chứa các mật mã dùng để phóng vũ khí hạt nhân. Khi quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra, chiếc thẻ sẽ được trao lại cho tổng thống mới nhưng mật mã trên thẻ đều sẽ bị thay đổi lại hoàn toàn.


Khi quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra, chiếc thẻ sẽ được trao lại cho tổng thống mới nhưng mật mã trên thẻ đều sẽ bị thay đổi lại hoàn toàn.

Ngoài ra, tổng thống mới cũng sẽ được giao thêm một chiếc vali hạt nhân màu đen, thường được gọi với cái tên là "bóng đá" (football) và luôn được một cố vấn quân sự đi bên cạnh tổng thống cầm theo. Bên trong chiếc vali này chứa đầy đủ các trang thiết bị cũng như thông tin cần thiết để triển khai một cuộc tấn công hạt nhân.

"Bạn phải luôn sẵn sàng trong bất cứ thời điểm nào", Peter Metzger, từng được chọn là một trong năm người luân phiên giữ chiếc vali hạt nhân trong ba năm dưới thời tổng thống Ronald Reagan cho biết, "Tâm trí bạn luôn phải phản ứng thật nhanh vì tấn công hạt nhân sẽ có tốc độ rất nhanh. Một đầu đạn hạt nhân sẽ chỉ mất có 5 phút để tấn công Washington hoặc New York".

Vì vậy, cố vấn quân sự nắm giữ chiếc vali hạt nhân sẽ luôn phải túc trực bên cạnh Tổng thống mọi nơi, dù đó là ở Nhà Trắng, trong một đoàn xe hộ tống hay trong một chuyến công du nước ngoài. Người này cũng sẽ phải đi cùng một thang máy với Tổng thống, ở cùng một tầng khách sạn với ông ta và cũng có các nhân viên bảo vệ xung quanh. Ngoài ra, phó Tổng thống Mĩ cũng sẽ được phát cho một chiếc vali dự phòng trong trường hợp Tổng thống Mĩ không thể tự xoay sở được như bị bắt cóc hay ám sát chẳng hạn.

Theo Bill Gulley, cựu giám đốc Văn phòng Quân sự của Nhà trắng, tên gọi chính thức của chiếc vali hạt nhân được Lầu Năm Góc đặt cho là Túi xách khẩn cấp của Tổng thống. Ngoài ra, ông Bill còn cho biết là có 4 thứ ở bên trong chiếc vali hạt nhân này.

Thứ nhất, trong vali có một cuốn sổ đen ghi danh sách các lựa chọn có thể tấn công. Thứ hai là một danh sách các nơi trú ẩn an toàn để Tổng thống có thể đến ẩn náu trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Thứ ba là hướng dẫn sử dụng hệ thống phát thanh khẩn cấp. Cuối cùng là một tấm thẻ có chứa mật mã để Tổng thống xác nhận danh tính của mình.

"Chiếc vali chứa các trang thiết bị và giấy tờ cần thiết để giúp Tổng thống phát đi quyết định một cách nhanh chóng. Quyết định sẽ được chuyển tới Trung tâm chỉ huy Quân sự Quốc gia để tiến hành tấn công hạt nhân", ông Metzger cho biết.

Trước khi được chọn làm cố vấn quân sự để nắm giữ vali hạt nhân, ông Metzger đã phải trải qua một quá trình kiểm tra khắt khe của Bộ Quốc phòng, CIA và FBI. Cuộc kiểm tra bao gồm các bài đánh giá tâm lí, tinh thần và kiểm tra lí lịch.

Dù vậy, các Tổng thống lại không cần phải trải qua một bài kiểm tra nào nhưng vẫn giữ quyền lực tối thượng trong việc khơi mào chiến tranh hạt nhân. Điều này đã phải nhận khá nhiều chỉ trích trong những năm qua. Đó là còn chưa kể tới việc các sĩ quan đảm nhận việc triển khai vũ khí hạt nhân luôn phải làm việc theo cặp nhưng Tổng thống thì lại không.


Chiếc vali hạt nhân trên tay một cố vấn quân sự đang chuẩn bị lên một chuyến bay với Tổng thống.

"Tổng thống luôn có quyền lực tối thượng trong việc có nên sử dụng kho vũ khí hạt nhân của Mĩ hay là không?", Kingson Reif, thành viên của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mĩ nói. Quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống chỉ bị ngừng lại khi có binh biến xảy ra, tức là có nhiều sĩ quan chống lại mệnh lệnh của ông ta.

Việc được sở hữu chiếc vali hạt nhân đồng nghĩa với việc ông Donald Trump, tổng thống mới của Mĩ sẽ có quyền triển khai một cuộc tấn công bằng 900 đầu đạn hạt nhân, có sức công phá lớn gấp từ 10-20 lần trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima (Nhật Bản). 900 đầu đạn này có thể tấn công vào bất kì nơi đâu trên thế giới và sẽ được phóng đi chỉ ít phút sau khi có lệnh của Tổng thống.

Tuy nhiên, theo ông Metzger, mọi Tổng thống Mĩ đều sẽ tiếp quản chiếc vali hạt nhân theo cách nghiêm túc nhất có thể. "Kết quả của quyết định tấn công hạt nhân được Tổng thống đưa ra có thể dẫn đến hậu quả cực kì khủng khiếp, nó có thể thay đổi bề mặt Trái đất, thay đổi nhân loại", ông Metzger nói, "Tôi đoán là khi bạn nhận nhiệm vụ đó, bạn sẽ cố không nghĩ là nó quan trọng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải luôn sẵn sàng chuẩn bị cho mọi tình huống".

Cập nhật: 19/11/2016 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video