Văn thư cổ giúp dự báo... bão Mặt trời

Các nhà văn hàng trăm năm trước đã ghi nhận các sự kiện có liên quan đến các cơn bão mặt trời, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu hai tập lịch sử Meigetsuki và Song Shi - bao gồm các giai đoạn từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14. Điều này có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho những cơn bão Mặt trời lớn trong tương lai.

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng trong văn học Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại đã có những mô tả về các hiện tượng thời tiết vũ trụ trong nhiều thế kỷ trước và có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho cơn bão Mặt trời lớn trong tương lai.


Văn thư cổ đang là nguồn tư liệu quý giá trong nghiên cứu bão từ trong quá khứ.

Bởi vì những cơn bão Mặt trời có khả năng gây ra sự gián đoạn và tác hại trên diện rộng ở Trái đất, tuy nhiên chúng lại không để lại dấu vết vật lý nào cho các nhà khoa học có thể nghiên cứu, đó là lý do tại sao các văn bản lịch sử có thể là tài liệu vô giá trong việc phát hiện ra sự tồn tại trong quá khứ của các cơn bão vô hình này.

"Kết hợp văn học và quan sát không gian, chúng tôi đã phát hiện mô hình rõ ràng trong hoạt động Mặt trời và các sự kiện thiên văn", nhà khoa học không gian Hiroaki Isobe từ Đại học Kyoto, Nhật Bản phát biểu. "Trong thời đại ngày nay, các cơn bão Mặt trời lớn có thể phá vỡ đáng kể lưới điện và vệ tinh. Chúng ta hiện đang rất nhạy cảm với các sự kiện liên quan đến năng lượng Mặt trời, và cái nhìn sâu sắc đạt được thông qua các tài liệu lịch sử cho phép chúng ta dự đoán tốt hơn và chuẩn bị cho tương lai".

Trong Meigetsuki, nhà thơ Nhật Bản Fujiwara Sadaie nhắc thấy hơi đỏ và trắng trên bầu trời đêm vào ngày 21 và ngày 23 tháng 2/1204 - được hiểu như là một dấu hiệu của một cơn bão từ tấn công Trái đất vào thời điểm đó. "Hơi đỏ xuất hiện ở phía bắc và đông bắc", ông viết. "Nó giống như một ngọn núi xa xôi. Đó là hình ảnh rất khủng khiếp".


Bão từ có nguồn gốc từ các vụ nổ trên bề mặt Mặt trời.

Trong khi đó một vết đen Mặt trời lớn, một dấu hiệu của hoạt động từ dữ dội trên Mặt trời, cũng được ghi nhận trong cùng thời điểm trong tập Song Shi. "Chúng tôi nhận thấy khoảng 10 sự cố của cực quang kéo dài trong giai đoạn này", nhà sử học Hisashi Hayakawa nhận định. "Khi những ngày này được so sánh với dữ liệu carbon phóng xạ từ vân gỗ, chúng tôi ghi nhận sự giảm mức độ carbon-14 (chỉ mức tăng của hoạt động Mặt trời) tại những điểm giống nhau".

Những văn bản này đã tạo tiền đề cho các nhà nghiên cứu để xây dựng một trình tự thời gian của các hoạt động thời tiết vũ trụ, và cũng tiết lộ rằng cực quang sẽ phổ biến hơn ở giai đoạn cực đại của chu kỳ Mặt trời - khi sự hoạt động của Mặt trời và bức xạ xảy ra - tất cả dữ liệu đó cho chúng ta cơ sở tốt hơn trong dự đoán bão từ.

Các cơn bão Mặt trời xảy ra khi có các vụ nổ của các hạt từ Mặt trời tác dụng lên khí oxy và nitơ trong bầu khí quyển của Trái đất và đồng thời từ trường Trái đất cũng bị ảnh hưởng. sự kiện Mặt trời đặc biệt nghiêm trọng, được gọi là phun trào nhật hoa (CMES), có thể gây ra vấn đề lớn trên hành tinh của chúng ta.

Một cơn bão Mặt trời lớn ngày nay có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên tất cả các vệ tinh, GPS, internet, và các hệ thống thông tin liên lạc khác.

Cơn bão từ lớn gần đây nhất là vào năm 1859 đã gây ra những cú sốc điện và những đám mây phát sáng vào ban đêm nhưng những hậu quả chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều vào thời đại ngày nay do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật chúng ta đang có.


So với quá khứ thì ảnh hưởng của một cơ bão từ hiện nay sẽ lớn hơn rất nhiều.

Một vấn đề khác đó là không ai thực sự biết khi nào cơn bão nghiêm trọng tiếp theo sẽ đánh vào Trái đất, đó là lý do các nhà khoa học đang tìm kiếm lời dự báo căn cứ trên bất cứ bằng chứng hay ý tưởng khả thi nào được tìm thấy. Các nhà nghiên cứu đang tìm cách để xem nếu có bất kỳ văn bản cổ xưa hơn nữa có thể đang giữ manh mối mà chúng ta có thể sử dụng để vạch ra lịch sử hoạt động của Mặt trời và các sự kiện thời tiết vũ trụ khác thường.

Các nội dung mà trước đây đã được bỏ qua về nội dung khoa học hay thực tế có thể có nhưng chưa được khám phá những thông tin hữu ích trong đó, và bất kỳ mô hình cơn bão Mặt trời nào được xác định cũng có thể giúp các nhà khoa học chuẩn bị cho hiện tượng tương tự trong tương lai. Trước đây, các tác phẩm của Fujiwara Sadaie đã "không thực sự có giá trị cho nghiên cứu khoa học", theo Tsuneyo Terashima, Phó Giám đốc tại Viện Quốc gia về Văn học Nhật Bản, cũng là người giúp với nghiên cứu. "Bây giờ chúng ta nhận ra rằng Meigetsuki trên thực tế cung cấp một lượng thông tin rõ ràng và chính xác về điều kiện thiên nhiên của thời kỳ này".

Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với mặt trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.

Bão mặt trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao, vì thế chúng có khả năng thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao nhờ năng lượng nhiệt cao này. Nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng gió mặt trời, trong đó bao gồm: bão từ, khi dòng hạt mang điện này tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái đất; hiện tượng cực quang, được sinh ra khi các hạt trong gió mặt trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng ở ban đêm trên bầu trời.

Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất và trên các hành tinh khác.

Cập nhật: 10/04/2019 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video