Vani - Loại hương liệu đắt thứ 2 thế giới với cái giá đầy biến động

Độc lạ loại gia vị đắt nhì thế giới, hoa chỉ nở đúng 1 ngày trong năm, Việt Nam đã trồng thành công!

Khi nhắc đến vị vani mọi người thường nghĩ ngay đó chính là vị cơ bản của nhiều món ăn, chẳng có gì quá cao cấp như socola hay những hương vị khác. Bởi chúng ta đã quá quen thuộc với những tuýp vani bán ngoài chợ, siêu thị với giá chỉ từ vài ngàn đồng, vì thế chắc nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết được rằng vani là một trong những loại hương liệu đắt nhất thế giới, chỉ xếp sau Saffron mà thôi. Đúng thế, giá trị của vani thật sự tăng rất nhanh thậm chí ở một số nơi vani còn đáng giá hơn cả bạc với cái giá đôi khi lên đến 600 USD/kg (hơn 13 triệu/kg).


Giá của vani chỉ xếp sau saffron.

Không phải ở đâu cũng trồng được

Nguyên nhân chính dẫn đến cái giá cao ngất ngưỡng như vậy là vì rất ít nơi có thể trồng được loài cây này. Một cây lan thuộc chi vanila thường chỉ được trồng tại Mexico, bởi chỉ có duy nhất một loại ong có thể thụ phấn cho hoa vani, đó chính là loài ong Melipona chỉ tồn tại ở khu vực Mexico. Điều này đồng nghĩa là có đến 99% vani trên thế giới được thụ phấn bằng tay. Theo đó, những người thợ sẽ dùng một cây tăm chuyên dụng hoặc một vật nhỏ đã được khử trùng và tiến hành quá trình thụ phấn.

Cụ thể, vào năm 1837, nhà thực vật học người Bỉ là Charles François Antoine Morren đã tiên phong với phương pháp thụ phấn nhân tạo cho loại vani này. Thế nhưng, phương pháp của vị chuyên gia này lại không có tính khả thi về mặt thương mại. Đến năm 1841, Edmond Albius, một cậu bé nô lệ 12 tuổi sống trên đảo Réunion, thuộc Ấn độ Dương, đã khám phá ra cách có thể thụ phấn thủ công cho cây. Từ đó, phương pháp này cho phép trồng và khai thác vani trên phạm vi toàn cầu.


99% vani trên thế giới được thụ phấn bằng tay.

Hoa lan vani là loài lưỡng tính, chứa cả hai bộ phận đực và cái. Chúng mất từ hai đến 4 năm để có thể trưởng thành hoàn toàn và hoa của chúng chỉ nở vào đúng một ngày trong năm. Những người thợ phải tiến hành công việc thụ phấn trong vòng 24 giờ sau khi hoa nở, nếu chậm trễ vani sẽ không có đậu. Tuy vani có nguồn gốc từ Mexico nhưng do nạn phá rừng ở đó đã khiến số lượng cây vani giảm đi đáng kể trong những năm gần đây.

Tốn rất nhiều thời gian và công sức


 Tổng thời gian cho một vụ mùa vani có thể tốn đến 1 năm.

Các chuyên gia cho biết, cây vani thường sống bám vào thân cây khác giống như loại dây leo, sau đó ra hoa, đậu quả và cuối cùng là cho hương vị vanilla tự nhiên. Khác với vani nhân tạo giá rẻ, vani được trích từ các quả vani tự nhiên sẽ có mùi hương tinh khiết riêng biệt. Mùi hương của vani cũng phụ thuộc vào khu vực cây được trồng. Trong đó, vani được thu hoạch ở Madagascar có vị rượu rum và ngọt đặc trưng. Madagascar là nơi cung cấp hơn 80% sản lượng vani cho toàn thế giới, đây cũng là lý do vì sao các nhà sản xuất kem trên thế giới rất mê vị vani ở đây so với các vùng khác.

Nguồn cung bị thiếu hụt


 Giá vani chịu tác động rất nhiều bởi những thay đổi trên thị trường vani.

Tuy nhiên, đây không là lý do duy nhất khiến giá vani cao như thế. Thật ra giá vani chịu tác động rất nhiều bởi những thay đổi trên thị trường vani. Vào những năm 1980, giá vani nhân tạo rất rẻ và điều đó đã dẫn đến rất nhiều cánh đồng vani đóng cửa bởi chi phí ít ỏi không thể giúp họ trang trải cuộc sống. Nhưng đến khoảng năm 2011, khi nhu cầu vani nguyên chất bỗng nhiên tăng trở lại, các công ty lớn đã bắt đầu tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất vani với xu hướng cam kết cung cấp vani hoàn toàn tự nhiên, không hương liệu bỗng trở thành một cơn sốt. Tuy vậy phải mất thêm một khoảng thời gian dài nữa thì những người nông dân trồng vani nhân tạo khi xưa mới quay lại công việc này.

Công việc đầy rủi ro và biến động

Bởi trồng vani là một công việc kinh doanh đầy áp lực, rủi ro và biến động. Mức giá của vani có thể tăng từ 30 USD/kg lên đến 500 USD/kg chỉ trong 3 năm. Với cái giá và nhu cầu trên thị trường cao cao, việc đậu vani bị trộm cắp là một điều thường xảy ra. Sau hàng tháng trời làm việc chăm chỉ thì cuối cùng công sức bị trộm đi hết đã làm rất nhiều nông trại vani phải đóng cửa. Những hạt đậu vani sau khi bị trộm sẽ được trộn với các hạt được mua hợp pháp, và vì thế người ta rất khó để phân biệt và quản lý được.


Mùa màng của vani còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai.

Để ngăn chặn tình trạng trộm cắp, nông dân sẽ chấp nhận hái đậu trước khi chúng chín dù khi đó chất lượng sẽ thấp hơn, nhưng đỡ hơn là mạo hiểm để mất trắng. Sau đó đậu sẽ được bảo quản và đợi đến khi chúng chuyển sang đen và co lại. Cũng có một số cách khác để phòng chống những tên trộm, theo đó nông dân sẽ khắc lên trên những hạt đậu tên thương hiệu của họ. Bằng cách đó, không chỉ giúp người mua có thể xác định vani đến từ trang trại nào mà còn giúp những kẻ gian khó tiêu tán vani hơn.

Ngoài con người, mùa màng của vani còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai từ tình trạng lốc xoáy rất phổ biến ở Madagascar cho đến biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay. Chẳng hạn như vào cuối năm 2016, một cơn bão lớn đã quét qua Madagascar làm nhiều trang trại vani bị phá huỷ gây ra tổn thất nặng nề và mất đến vài năm sau đó để mọi thứ có thể phục hồi trở lại. Với nguy cơ lớn như thế, hầu như việc trồng vani ngày nay đang dần mất đi.

Theo báo Dân Việt, ở Việt Nam, anh Trần Minh Trung ở Bình Dương đã trồng thành công cây vani. Sau hơn 3 năm thử nghiệm, hiện anh Trung đã thu hoạch được quả của loại cây này một cách đều đặn. Riêng quả tươi thu về có giá bán từ 1 – 1,5 triệu đồng/kg. Còn giá bán vani thành phẩm ở Việt Nam hiện nay dao động từ 10 – 20 triệu đồng/kg (tùy chất lượng).

Cập nhật: 14/11/2024 Theo Tinh Tế/Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video