Vật thể nghi máy bay mất tích 87 năm của Amelia Earhart

Một công ty thám hiểm đại dương hồi tháng 9/2023 chia sẻ ảnh sóng âm chụp một vật thể hình máy bay nghi là chiếc Lockheed 10-E Electra của nữ phi công huyền thoại Amelia Earhart.


Nữ phi công Amelia Earhart trước khi mất tích. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Amelia Earhart, nữ phi công đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương, lái máy bay lần cuối cùng vào năm 1937. Trong nỗ lực bay vòng quanh thế giới, chuyến bay của Earhart kết thúc khi nữ phi công biến mất phía trên Thái Bình Dương, trở thành một trong những bí mật lớn nhất trong lịch sử hàng không. Bất chấp nỗ lực tìm kiếm trong nhiều năm, hài cốt của Earhart và xác máy bay mất tích của bà vẫn chưa được tìm thấy.

Gần 90 năm sau khi Earhart biến mất và được tuyên bố chết không thấy xác vào năm 1939, công ty Deep Sea Vision thông báo phát hiện vật thể nhiều khả năng là chiếc máy bay Earhart đã lái trong chuyến thám hiểm năm 1937. Theo công ty ở Nam Carolina, hình ảnh sóng âm hé lộ vật thể hình máy bay ở đáy biển. Giám đốc điều hành Deep Sea Vision Tony Romeo rất quan tâm tới vụ mất tích của Earhart. Vì vậy, ông đã thực hiện hành trình 100 ngày với drone Hugin trị giá 9 triệu USD nhằm tìm kiếm máy bay của Earhart.

Ra khơi từ Tarawa, Kiribati vào tháng 9/2023, Romeo và đội tìm kiếm gồm 16 người thăm dò khu vực đáy biển rộng 13.468km2 và chụp ảnh vật thể hình máy bay cách đảo Howland khoảng 160 km khoảng một tháng sau. Tuy nhiên, họ rút ra phát hiện vào ngày thứ 90 của hành trình nên không thể quay lại địa điểm để kiểm tra kỹ hơn. Dorothy Cochrane, chuyên gia ở Bảo tàng hàng không và không gian quốc gia thuộc Viện Smithsonian, cho biết vị trí mà Romeo mô tả phù hợp về mặt địa lý với địa điểm được cho là nơi máy bay của Earhart đâm xuống.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhấn mạnh cần có hình ảnh rõ nét và chi tiết cụ thể hơn như số seri của máy bay để rút ra kết luận. Bước tiếp theo, Romeo dự kiến quay trở lại với nhiều loại cảm biến khác nhau và chụp ảnh kỹ lưỡng vật thể cũng như xem xét tình trạng của nó ở đáy biển. Ông lên kế hoạch sử dụng tàu lặn tự động trang bị camera và sóng âm để chụp ảnh rõ nét hơn vật thể năm ở độ sâu hơn 5.029m bên dưới mặt nước. Dù không loại trừ khả năng vật thể là máy bay mất tích khác hoặc đồ vật nhân tạo không liên quan, Romeo tỏ ra tự tin vào phát hiện bởi hình dáng đặc trưng của phần thân, đuôi và cánh.

Cập nhật: 31/01/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video