Vẻ đẹp mê hoặc trời nước đầm phá Việt Nam

Thưởng ngoạn trời nước đầm phá Việt Nam

Nếu không có sự đa dạng về địa hình thì Việt Nam đã không thể có một vẻ đẹp như ngày hôm nay. Bên cạnh các loại địa hình khá nổi tiếng như địa hình bờ biển, địa hình karst (địa hình đá vôi), thì địa hình đầm phá cũng là một trong những dạng địa hình khá đặc trưng của Việt Nam.

Thưởng ngoạn trời nước đầm phá Việt Nam - (Ảnh: sưu tầm)

Đầm là một hình thái địa hình ngập nước rất nông và tại đây các loại thực vật vẫn có thể tồn tại và phát triển. Đầm bao gồm đầm nước ngọt – thường là dấu vết còn sót lại của một quá trình vỡ đê hoặc dòng chảy thay đổi, đầm nước lợ và mặn. Phá cũng có thể được xem là một dạng đầm nước lợ và mặn, các phá thường được hình thành ở các cửa sông có đê cát – nơi có sự giao thoa hạn chế giữa nước ngọt và nước biển. Do có môi trường tương đối tách biệt với biển nên ở các phá thường diễn ra quá trình bồi tụ rất mạnh khiến mực nước ở đây khá nông.

Các đầm nước ngọt thường xuất hiện ở khu vực đồng bằng sông Hồng, nơi đã từng có những sự biến đổi khá mạnh mẽ về địa hình và sự dịch chuyển của các dòng chảy. Còn các phá, đầm nước lợ, mặn thì thường tập trung ở miền Trung nơi có giàu nguồn bồi tích cát ven bờ, sóng và thủy triều không lớn. Điểm đặc biệt của thiên nhiên đầm phá đó chính là sự đa đạng và khác biệt của hệ sinh thái nơi đây, chính sự khác biệt đó đã tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho đầm phá Việt Nam. 

Đầm Vân Long


Đầm Vân Long - địa điểm du lịch cuối tuần lý tưởng - (Ảnh: Andre Luu)

Phía dưới các dãy núi đá vôi là các hang động bí ẩn - (Ảnh: Andre Luu)

Kỳ ảo một góc đầm Vân Long - (Ảnh: Andre Luu)

Phá Tam Giang

Thơ mộng Phá Tam Giang - (Ảnh: Jet Huynh)

Cách thành phố Huế khoảng 12km, hệ đầm phá Phá Tam Giang – Đầm Cầu Hai nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Phá Tam Giang – nơi đã ghi rất nhiều dấu ấn vào thi ca. Phá Tam Giang chính là nơi mà ba dòng sông lớn của xứ Huế chọn để “hẹn hò”, hòa quyện với nhau trước khi đổ ra biển khơi rộng lớn: đó là sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu. Chính vì cái duyên kỳ ngộ khá đặc biệt đó mà Phá Tam Giang đã trở thành một đề tài bất hủ cho bất kỳ nhạc sĩ, nhà thơ nào, đến đây có thể bạn sẽ nhớ về những câu hát nổi tiếng trong bài hát Chiều trên phá Tam Giang nổi tiếng của nhạc sĩ Nhật Trường/Trần Thiện Thanh:

“Chiều trên phá Tam Giang
anh chợt nhớ em
nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ
đến bất tận
em ơi, em ơi…

Phá Tam Giang – vùng đất đã đi vào thơ ca - (Ảnh: Tam Nguyen)

Vàng óng ánh nắng bình minh trên Phá Tam Giang - (Ảnh: LongSoPhia)

Trầm mặc hoàng hôn phá Tam Giang - (Ảnh: Tra Dao)

Đầm Ô Loan

Nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Câu, cách thành phố Tuy Hòa khoảng hơn 20km, Đầm Ô Loan thực sự là một địa điểm du lịch tuyệt vời mà nơi nào khó có thể sánh được. Từ trên đèo Quán Cau nhìn xuống, đầm Ô Loan tựa như một con phượng hoàng khổng lồ đang xòe cánh vươn ra biển khơi. Ấn tượng đầu tiên đối với bất kỳ ai khi nhìn về đầm Ô Loan chính là sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây với những dãy đồi nhỏ san sát, trùng điệp ở phía Tây, phía Đông là mả Cao Biền – một ngọn đồi cát nằm sát biển được gió xoáy cát bồi đắp lên – nơi gắn liền với sự tích Cao Biền bị trời chôn, cùng với giữa đầm là hai hòn đá lớn chồng lên nhau tạo nên Hòn Chồng.


Bình minh trên đầm Ô Loan - (Ảnh: Duong Thanh Xuan)


Sò huyết – đặc sản của đầm Ô Loan - (Ảnh: sưu tầm)

Tổng hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video