Theo tạp chí BMC Microbiology, một công trình nghiên cứu mới được tiến hành tại Anh cho thấy một số loài vi khuẩn sống trong ruột loài lửng rừng (badger) - loài động vật ăn tạp chân ngắn trong họ Chồn Mustelidae, làm giảm hiệu quả của vắc xin ngừa lao mà các bác sĩ thú y tiêm cho chúng.
Nhưng đồng thời, bản thân các vi khuẩn đường ruột này cũng có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh lao. Được biết, bảo vệ loài lửng hoang dã khỏi bệnh lao là một vấn đề bức xúc đối với nước Anh và một số quốc gia khác vì vi khuẩn Mycobacterium bovis lưu thông trong các quần thể lửng gây bệnh lao cho gia súc lớn có sừng. Ngoài bò, dạng bệnh lao này có thể lây cho một số loài động vật khác, kể cả gia cầm lẫn động vật hoang dã và cả cho người.
Con lửng rừng.
Trên cơ sở các mẻ nuôi cấy vi khuẩn Mycobacterium bovis đã được làm cho suy yếu đi để không thể gây ra bệnh, một vắc xin BCG được bào chế để bảo vệ con người khỏi một tác nhân gây bệnh lao khác là Mycobacterium tuberculosis. Để phòng ngừa bệnh lao ở bò và cừu ở Anh, các bác sĩ thú y cũng đã cố gắng tiêm vắc xin ngừa lao BCG. Tuy nhiên, nhiều lần họ nhận thấy hiệu quả tiêm chủng như vậy thấp hơn so với mong đợi.
Một công trình nghiên cứu do Jorge Gutierrez ở Đại học Surrey, Anh, tiến hành đã phát hiện ra nguyên nhân. Nhiều loài vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa của động vật có khả năng tạo ra các chất ức chế sự phát triển của các loài vi khuẩn khác. Các nhà nghiên cứu đã phân lập một số loài vi khuẩn từ phân của loài lửng và thấy rằng một số loài vi khuẩn này đã tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lao bò Mycobacterium bovis có trong vắc xin BCG, làm giảm hiệu quả của thuốc. Nhưng khả năng tương tự của chúng có thể được tận dụng để chống lại các chủng Mycobacterium bovis "hoang dại" gây bệnh lao.
Trong một nghiên cứu trước đây, Jorge Gutierrez cũng đã phát hiện các thuộc tính tương tự của vi khuẩn đường ruột ở lợn rừng vốn cũng là một ổ bệnh lao khác trong tự.