Vi khuẩn “săn mồi” như thế nào?

Hầu hết các loài vi khuẩn đều không có mắt lẫn mũi, thế nhưng làm thế nào chúng có thể săn mồi?

Nhóm khoa học gia thuộc Trường đại học Utah (Mỹ) do GS John Parkinson đứng đầu cho biết mặc dù không hề có những chức năng kể trên, nhưng các loài vi khuẩn vẫn có thể đánh hơi được thức ăn nhờ các sensor tập trung ở một đầu cơ thể.

Cơ cấu này cho phép chúng định hướng nguồn lương thực để di chuyển có mục đích.

Nhóm chuyên gia này nhận định rằng việc sắp xếp dày đặc các sensor tạo ra một cái “mũi” nhạy cảm gấp nhiều lần, giúp vi khuẩn có thể đánh hơi thức ăn ở rất xa. Chẳng hạn, khi quan sát vi khuẩn E.coli (chuyên gây ra các bệnh đường ruột - ảnh), nhóm khoa học gia nhận thấy chúng có các thụ quan cực kỳ nhạy cảm tập trung dày đặc ở một đầu vi khuẩn.

Hệ thống này giúp nó nhận biết các loại axit amino trong thức ăn một cách nhanh chóng. Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học đã dùng phương pháp chuyển gen để tạo ra các con vi khuẩn E.coli có thụ quan dày đặc gấp ba lần bình thường. Kết quả là chúng có thể đánh hơi nguồn thức ăn trong bán kính rộng gấp hai lần các vi khuẩn khác.   

NGUYỄN SINH

Theo BBC News, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video