Vi khuẩn tiến hóa có thể “ăn” nhựa làm ô nhiễm đại dương

Ô nhiễm đại dương đang tăng cao đến mức đáng kinh ngạc, và các cư dân sinh sống dưới lòng biển có nguy cơ bị tuyệt diệt vì những chất thải của con người. May thay mới đây, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra một loại vi khuẩn có thể ăn các chất dẻo trôi nổi dưới biển.

Loại vi khuẩn này có thể làm giảm một lượng đáng kể các chất thải tổng hợp đang ở mức báo động trong đại dương của chúng ta.

Chất thải nhựa từ rác gia dụng và rác công nghiệp đang bị đổ xuống đại dương với tỷ lệ một xe tải mỗi phút. Nhưng mặc dù sự thật này, rác trôi nổi trong đại dương tuy nhiều, nhưng không khổng lồ như số lượng lớn rác được thống kê trên đây, các nhà khoa học nói.

Những nghiên cứu dài hơn của các nhà khoa học cho thấy, sự không phù hợp này có thể được giải thích bằng việc bùng nổ số lượng vi khuẩn biển có khả năng tiêu hóa chất dẻo.

“Ngành công nghiệp sản xuất nhựa đang tiếp tục tăng lên, có nghĩa là chất thải tổng hợp đang ngày càng xâm nhập các đại dương một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo như chúng tôi thấy, những cuộc khảo sát nước ở các khu vực chứa nhiều chất thải nhựa bị rò rỉ, cho thấy chúng có ít rác tích tụ hơn dự kiến” - nhóm nghiên cứu phát biểu trên New Scientist.


Ngày càng có nhiều chất thải nhựa trong đại dương. (Ảnh: Shutterstock).

Một trong những khu vực được khảo sát là Thung lũng cận nhiệt đới Bắc Đại Tây Dương nằm ở Đại Tây Dương. Đây là một khu vực được bao quanh bởi những dòng hải lưu mạnh mẽ.

Các dòng này tạo ta các vòng xoáy và một khi nhựa bị trôi vào đây, chúng không thể nào thoát ra được. Do đó, qua thời gian chất thải bị tích tụ nhanh chóng. Tuy nhiên ngay cả ở đây, các nhà nghiên cứu cũng chỉ thu thập được một phần rác thải bằng nhựa dẻo – ít hơn nhiều so với dự kiến của họ.

Richard Sole - nhà nghiên cứu tại Trường đại học Pompeu Fabra, Barcelona, ​​người đứng đầu cuộc nghiên cứu mới, nói với New Scientist: "Xu hướng này đang diễn ra hầu hết ở các đại dương trên thế giới".

Nhóm của ông đã sử dụng mô hình toán học để chứng minh rằng: các quá trình vật lý, chẳng hạn như sự khuấy đảo của đại dương, không đủ để phá vỡ chất thải nhựa. Thay vào đó họ cho rằng, sự bùng nổ số lượng vi khuẩn có khả năng tiêu hóa chất dẻo, có thể giải thích tại sao có rất nhiều chất dẻo bị biến mất.

Các nhà khoa học viết trong một bài báo nghiên cứu: “Một quan sát nghịch lý là thiếu việc tích tụ chất dẻo ở Thung lũng cận nhiệt đới Bắc Đại Tây Dương - mặc dù việc sản xuất và thải nhựa ra môi trường đã gia tăng nhanh chóng trong thời gian qua”.

“Trong bài báo này, chúng tôi đã sử dụng các mô hình toán học và máy tính để giải thích quan sát. Đây là sự ghép nối phi tuyến giữa nhựa (như một nguồn chủ) và một bộ phận sinh vật mới tiến hóa (bên tiêu dùng). “Bên tiêu dùng” này có khả năng làm suy giảm chất thải nhựa".

Nhưng sự gia tăng vi khuẩn ăn nhựa có thể không phải là một tin tốt lành cho các sinh vật sống dưới biển. Có khả năng các vi khuẩn phá vỡ những mảnh nhựa lớn thành các mảnh nhỏ - điều mà xét về tổng thể lại có tác động không hề tốt chút nào.

Điều này có hại là do động vật biển có nhiều khả năng nuốt những miếng nhựa nhỏ vào bụng. Và những phân tử nhựa sẽ tích tụ lại trong cơ thể sinh vật và gây ngộ độc. Tiến sĩ Cole nói thêm: "Để giải quyết vấn đề về nhựa, tốt nhất chúng ta phải ngăn chặn nó xâm nhập vào các đại dương ngay từ đầu”.

Cập nhật: 06/06/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video