Vì sao bác sỹ khuyên chúng ta nên chú ý bảo vệ khuỷu tay?

Khuỷu tay là một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể. Đó là nơi xương cánh tay trên của chúng ta, xương cánh tay, gặp hai xương cẳng tay. Có ba dây thần kinh chính chạy qua khuỷu tay. Một trong số đó là dây thần kinh trụ. Dây thần kinh này bao gồm cả sợi thần kinh cảm giác và vận động. Nó kéo dài từ cột sống đến đầu ngón tay thứ tư và ngón út.

Mặt sau khuỷu tay của bạn đập vào một bề mặt cứng sẽ tạo ra một cảm giác vô cùng khó chịu chạy dọc cánh tay mà chắc hẳn phải mất vài phút bạn mới có thể lấy lại bình tĩnh.


Có ba dây thần kinh chính chạy qua khuỷu tay.

Khuỷu tay của chúng ta có một đặc điểm giải phẫu khiến dây thần kinh trụ dễ bị kích hoạt. Dọc theo hầu hết chiều dài của nó, dây thần kinh trụ được bảo vệ, ẩn bên dưới cơ, mỡ và xương. Nhưng khi dây thần kinh trụ đến khuỷu tay, nó chạy bên dưới xương ở dưới cùng của xương cánh tay, và nó đi qua một "đường hầm" gồm dây chằng và mô cơ được gọi là đường hầm khuỷu tay. Khi bạn uốn cong khuỷu tay, dây thần kinh trụ đặc biệt gần bề mặt da. Ở vị trí này, dây thần kinh trụ chỉ được bao phủ bởi da và mô dây chằng, khiến nó là vùng dây thần kinh bán lộ dài nhất trong cơ thể chúng ta.

Vì vậy, khi khu vực đó bị tác động ở góc thích hợp với lực đủ mạnh sẽ tác động làm thay đổi tín hiệu của dây thần kinh trụ. Thay vì cảm giác chỉ kích hoạt các thụ thể ngoại vi gửi tín hiệu điện dọc theo dây thần kinh trụ, các sợi thần kinh lúc này được kích thích trực tiếp. Tác động này gia tăng các tín hiệu thần kinh, dẫn đến cảm giác kim châm dữ dội được gọi là dị cảm thoáng qua, lan tỏa xuống toàn bộ chiều dài cánh tay của chúng ta. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những cú đánh vào điểm đặc biệt này có thể dẫn đến mất ý thức tạm thời, do làm gián đoạn tín hiệu thần kinh và lưu lượng máu.

Ngoài những khoảnh khắc đau đớn tức thời này, các hoạt động cong khuỷu tay thường xuyên được cho là gây áp lực lên dây thần kinh trụ theo thời gian. Hậu quả của cơn đau dây thần kinh trụ mãn tính này có thể là dị cảm dai dẳng, cũng như yếu ở cẳng tay và bàn tay. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên chú ý bảo vệ khuỷu tay, bằng cách duỗi tay và duỗi thẳng khuỷu tay và nên có những khoảng nghỉ giải lao trong thời gian lao động.

Cập nhật: 31/07/2024 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video