Vì sao bạn hay bị ngứa khi trời lạnh?

Vào mùa lạnh, da bạn bỗng nhiên bị ngứa rất khó chịu, ngứa từ ít đến nhiều, gãy trày da tróc vảy mà vẫn ngứa, vì sao da lại bị ngứa như vậy?

Do thời tiết lạnh nhiều ngày nay nên số người đến khám do bị dị ứng da tăng mạnh. Ngứa do lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, bệnh nhân gãi làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da.

Theo các chuyên gia da liễu, ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Các chuyên gia cho biết, mùa đông là lúc thời tiết trở nên hanh khô, một số mao mạch trên da đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và axít hữu cơ của da cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa.

Theo các chuyên gia, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân. Vì thế, với những người bị bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Đi ngoài đường mùa đông thì chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, găng tay, mũ ấm, chân đi tất.


Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát.

Nguyên gây gây ngứa da vào mùa lạnh

Cơ địa: Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, người bị dị ứng cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần phải chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp, thấy da có biểu hiển mẩn ngứa cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không gãi, chà xát mạnh quanh chỗ ngứa để tránh bệnh nặng thêm. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Uống ít nước: Mùa đông, nhiều người có thói quen ngại uống nước. Điều này rất hại cho da của bạn trong mùa đông. Theo các chuyên gia da liễu, mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết để đáp ứng nước cho da.

Tắm nước quá nóng: Mùa đông nhiều người vẫn có thói quen tắm nhiều lần trong một ngày. Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo, vào mùa đông không nên tắm quá nhiều, đặc biệt là người già và trẻ em, để tránh tình trạng khô da và ngứa. Người già và trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 1-2 lần/tuần. Đồng thời, khi tắm không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng ít sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.

Ngoài ra, nước tắm cũng không nên quá nóng, bởi vì sau khi tắm bằng nước nóng tuy có cảm giác rất dễ chịu, song nước nóng sẽ khiến da khô và ngứa.

Nhiều người bị ngứa còn sai lầm là ngâm mình trong nước nóng rất lâu nhằm bớt ngứa, mà không biết là càng dùng nước nóng lâu càng làm da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, ngứa dữ hơn.

Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên, tránh dùng dầu khoáng chất.

Máy sưởi: Hiện nay, hầu hết gia đình nào cũng sử dụng máy sưởi, nhất là trong những ngày giá lạnh. Việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng không nên để quá nóng.

Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, lông... Tránh mặc quần áo quá chật khiến cho da bị cọ xát và gây ngứa. Đồng thời, những người bị dị ứng thức ăn cũng nên chú ý và hạn chế ăn những món gây dị ứng trong những ngày lạnh.

Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm.

Để hạn chế bị ngứa điều quan trọng là cần vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,… để da sạch, thông thoáng. Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm.


Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn.

Lưu ý:

  • Nên hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ sát khiến da bị kích thích ngứa.
  • Ngoài ra cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
  • Cần tăng cường uống nước, ăn thêm hoa quả, ít sử dụng chất kích thích.
  • Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.
  • Cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.
  • Khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.
  • Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua... cũng cần hạn chế ăn.
  • Ngứa da do thời tiết không thể chữa khỏi hẳn, mà chỉ chữa khỏi theo từng đợt. Với một số người trời ấm là cơn ngứa cũng hết. Vì vậy, khi thấy da mẩn ngứa cần giữ vệ sinh, tránh gãi mạnh để không bị viêm nhiễm. Nếu ngứa tiến triển nặng cần đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, không tự ý mua thuốc về dùng.
  • Nên dùng sữa tắm để tránh khô da. Sau khi tắm dùng các loại sữa dưỡng ẩm, kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên. Không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa vì gia tăng ngứa. Nếu dùng chỉ nên để khử hết mùi hôi, không nên xoa lên mặt, vai, đùi, bụng, lưng, tay chân... Những người da khô thì sữa tắm cũng không nên dùng, mà chỉ dùng nước sạch pha vừa đủ tan giá để tắm. Tắm xong không nên vội lau khô người ngay, mà khoác khăn bông rồi thoa kem an toàn là kem dành cho trẻ em khắp người rồi hãy mặc áo ấm và kín. Tránh dùng dầu khoáng chất sau khi tắm để tránh bị bít kín lỗ chân lông.
  • Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.

Mũi tiêm giúp bệnh nhân ung thư khỏi đau đớn

Súng cá nhân "siêu đẳng" của lực lượng đặc nhiệm Alpha Nga

Thế giới sinh vật từ "Trái đất đảo ngược" lộ diện ở Nhật

Cập nhật: 10/11/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video