Điều gì khiến bạn trằn trọc suốt đêm? Suy ngẫm những vấn đề hóc búa? Phấn khích trước chuyến đi xa? Hay rối trí vì công việc chưa hoàn thành, bài kiểm tra kề cận? Với nhiều người, lo lắng chỉ là tạm thời khi nguyên nhân nhanh chóng được loại bỏ.
Vòng luẩn quẩn khó thoát ra khi bị mất ngủ
Trong phần lớn trường hợp, thiếu ngủ chỉ xảy ra tạm thời và ta sẽ buồn ngủ khi mệt mỏi. Nhưng đối với người bị mất ngủ thì những lí do này sẽ tạo nên một vòng luẩn quẩn khó thoát ra. Hầu như bất kì thứ gì cũng có thể khiến đôi lúc trắng đêm - bạn cùng giường ngủ ngáy, một vết đau trên cơ thể hay cảm xúc không tốt. Vấn đề thiếu ngủ nặng như lệch múi giờ có thể làm đảo lộn nhịp sinh học và phá vỡ lịch ngủ của bạn. Càng nhiều đêm không ngủ càng khiến ta quen mắt và đi kèm với cảm giác lo âu.
Thiếu ngủ chỉ xảy ra tạm thời và ta sẽ buồn ngủ khi mệt mỏi.
Kết quả bạn bị mất ngủ, khi đến giờ ngủ, căng thẳng sẽ làm nhiễu chức năng của não bộ khiến các chất hóa học phản ứng lo âu tiết ra nhiều. Cortisol và nội tiết tố kích vỏ thượng thận được bơm vào máu, làm tăng nhịp tim lẫn huyết áp và đẩy cơ thể vào trạng thái kích động. Khi đó, não bộ ở chế độ báo động nguy cơ tiềm ẩn và ta không thể bỏ qua bất kì cảm giác khó chịu hay tiếng động nào vào ban đêm.
Đến khi người khó ngủ được ngủ thì chất lượng giấc ngủ của họ vẫn sẽ giảm sút. Nguồn năng lượng chính của não bộ là đường glucose, đối với giấc ngủ tốt, sự chuyển hóa chậm giúp để dành glucose cho lúc thức. Trong khi đó, các thí nghiệm chụp cắt lớp cho thấy Adrenaline vừa gây khó ngủ, vừa đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, khiến cơ thể tiêu tốn nguồn glucose vốn được để dành. Từ đó khiến bệnh nhân mất ngủ thức dậy trong trạng thái mất sức, lừ đừ và căng thẳng và rồi cứ thế, vòng luẩn quẩn tiếp tục diễn ra.
Nếu chu kì mệt mỏi này kéo dài nhiều tháng liền sẽ được gọi là bệnh mất ngủ mãn tính. Dù chứng rối loạn giấc ngủ này hiếm khi gây tử vong, nhưng sẽ cực kì khó chịu vì cơ thể luôn trong tình trạng hoảng loạn và lo âu.
Nên làm gì để thoát khỏi tình trạng này?
Thật may, chúng ta có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn này bằng cách kiểm soát lo âu - một trong những biện pháp chữa mất ngủ phổ biến nhất, kèm theo đó là tạo một thói quen ngủ lành mạnh. Hãy bảo đảm phòng ngủ tắt hết đèn và ở nhiệt độ khiến cơ thể thoải mái để giảm bớt quá trình kích động.
Khi lên giường hãy tập trung vào việc ngủ.
Khi lên giường hãy tập trung vào việc ngủ. Đặt thời gian thức và ngủ cố định để "cài đặt" đồng hồ sinh học. Đồng hồ sinh học rất nhạy với ánh sáng, nên cần tránh tiếp xúc với ánh sáng vào buổi đêm để cơ thể nhận biết rằng "đã đến giờ ngủ". Nếu khó ngủ, hãy rời phòng và thư giãn bằng cách đọc sách, thiền, hay viết nhật kí.
Bên cạnh các phương pháp này, một vài bác sĩ còn kê thêm dược phẩm an thần, tuy nhiên, loại thuốc này không phải lúc nào cũng hiệu nghiệm, chưa kể thuốc ngủ nếu sử dụng không dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ còn có tính gây nghiện cao khiến người dùng lờn thuốc và ngày càng khó ngủ hơn.
Trước khi tìm cách điều trị, hãy chắc rằng việc thiếu ngủ của bạn thực sự là do chứng mất ngủ. Khoảng 8% bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ thực ra chỉ mắc một vấn đề di truyền ít phổ biến gọi là “rối loạn giấc ngủ bị trì hoãn (DSPD)”. Những người bị DSPD có nhịp sinh học dài hơn hẳn 24 giờ, làm cho thời gian ngủ của họ không giống với thông thường. Họ khó ngủ khi đến giờ ngủ không phải vì lo âu quá nhiều và nếu có cơ hội, họ có thể ngủ thoải mái theo lịch ngủ "lệch pha" của mình.
Chu kì ngủ - thức là một hoạt động cân bằng khá phức tạp nhưng rất cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần. Vì những lí do này, rất đáng để ta dành thời gian và nỗ lực để duy trì một thói quen ngủ tốt.