Vì sao con các Samurai hay bị khuyết tật?

Một nghiên cứu mới phát hiện, chính son phấn trang điểm của phụ nữ là nguyên nhân khiến con cái của các chiến binh samurai Nhật hay bị khuyết tật và yếu kém hơn so với trẻ cùng lứa tuổi khác.

Các chiến binh samurai Nhật nổi tiếng là những người can đảm, không run sợ trước bất kỳ ai và luôn sống với tâm niệm sẽ chết như anh hùng trong chiến trận. Tuy nhiên, rốt cuộc họ bị đốn ngã trước một kẻ thù không ngờ: son phấn trang điểm.


Son phấn trang điểm của phụ nữ được coi là nguồn gây nhiễm
độc chì chính ở con cái của các chiến binh samurai Nhật.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, con cái của tầng lớp võ sĩ samurai bị ngộ độc chì nghiêm trọng vì mỹ phẩm trang điểm của mẹ. Chúng lớn lên bị khuyết tật, biến dạng cơ thể và yếu kém về khả năng nhận thức.

Chính những yếu điểm trên đã khiến con cái của tầng lớp samurai không có khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng chính trị, dẫn đến tình trạng mất ổn định và rốt cuộc là sự sụp đổ hệ thống phong kiến của họ, theo nghiên cứu mới của Tamiji Nakashima đến từ trường Đại học Sức khỏe môi trường và nghề nghiệp Nhật.

Ông Nakashima đã nghiên cứu xương của trẻ em và người lớn thuộc tầng lớp samurai để khám phá ra nguyên nhân gây tử vong của họ.

Dựa vào các phân tích hóa học và X-quang, ông Nakashima và các cộng sự nhận thấy, xương của trẻ em trong nghiên cứu chứa hàm lượng chì cao gấp hàng chục lần mức được phát hiện trong cả xương của nam và nữ trưởng thành. Đặc biệt, chỉ số này đối với trẻ em từ 3 tuổi trở xuống cao hơn 50 lần ở mẹ của chúng.

Phấn trắng dùng để bôi mặt của phụ nữ được cho là nguyên nhân gây tình trạng nhiễm độc chì như trên. Tạp chí Der Spiegel của Đức dẫn lời nhóm nghiên cứu cho hay: “Suốt thời kỳ Edo (giai đoạn thống trị của Edo hay Mạc phủ Tokugawa ở Nhật, kéo dài từ năm 1603 - 1868), việc dùng mỹ phẩm trang điểm trở nên phổ biến và trở thành mốt. Đại diện cho trào lưu này thường là các nghệ sĩ, geisha và gái điếm hạng sang cũng như các chuyên gia làm đẹp”.

Phấn bột trắng bôi mặt sử dụng thời đó được làm từ clorua thủy ngân và chì trắng. Mức chì trong xương của phụ nữ trưởng thành gần gấp đôi chỉ số ở đàn ông trưởng thành trong nghiên cứu.

“Và sữa của họ nhiều khả năng nhiễm độc cao, dẫn tới lượng chì vô cùng cao ở những đứa trẻ nhỏ nhất. Nồng độ chì cao ở những đứa trẻ thuộc tầng lớp samurai thời Edo có thể khiến chúng bị tổn hại về bộ não, yếu kém về trí tuệ, do đó không có khả năng đối phó với khủng hoảng chính trị cuối cùng diễn ra trong khoảng từ năm 1853 - 1867 và rốt cuộc dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ”, trích nhận định của nhóm nghiên cứu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chì sẽ gây ra nhiều dạng bệnh và đặc biệt có hại đối với trẻ em. Quá nhiều chì sẽ làm tổn thương hệ thần kinh và hệ sinh sản, gây áp huyết cao và bệnh thiếu máu cũng như tích tụ trong xương.

Chì đặc biệt có hại đối với những bộ não đang phát triển của các bào thai và trẻ nhỏ. Chất hóa học này sẽ cản trở sự chuyển hóa của canxi và Vitamin D, đồng thời gây những ảnh hưởng không thể đảo ngược, bao gồm mất khả năng học hỏi, các vấn đề về hành vi và chậm phát triển trí tuệ.

Ngộ độc chì ở mức độ cao sẽ dẫn tới tình trạng co giật, hôn mê và cuối cùng là tử vong.

“Chúng tôi cho rằng, son phấn là một trong những nguồn gây nhiễm độc chì chính trong tầng lớp samurai vì đồ trang điểm trên mặt này là thứ xa xỉ vào thời điểm đó. Tầng lớp dân thường thấp kém hơn (nông dân và ngư dân) không đủ điều kiện sử dụng đồ xa xỉ như son phấn và luật cũng cấm nghiêm ngặt các lao công sử dụng mỹ phẩm”, tiến sĩ Nakashima phát biểu trên trang LiveScience.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video