Với sự phổ biến của phim cổ trang, hậu thế có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của người xưa. Điều khó hiểu nhất là có một số cuộc hôn nhân giữa các gia đình vì lợi ích mà xuất hiện tình trạng "họ hàng lấy nhau".
Điều này không chỉ xảy ra trong dân gian mà còn phổ biến trong hoàng thất.
Tại sao thời xưa có hôn nhân cận huyết mà gần như không thấy con cái bị khuyết tật trí tuệ?
Dù thế nào đi nữa, tình trạng "họ hàng lấy nhau" rất phổ biến thời xưa nên sinh ra một hệ lụy khôn lường. Như chúng ta đã biết, hôn nhân cận huyết, đặc biệt là trong vòng 3 thế hệ, khả năng sinh ra con thiểu năng trí tuệ là rất cao. Nhưng tại sao thời xưa lại gần như không có trẻ em thiểu năng trí tuệ ra đời? Lý do thực ra rất đơn giản.
Nhiều gia tộc lớn sẽ dùng "kết hôn trong gia đình" để bảo toàn quyền lực. (Ảnh minh họa).
Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào vấn đề hôn nhân, ở Trung Quốc và thậm chí trên toàn thế giới đều có quan niệm chung rằng chỉ có họ hàng mới giúp đỡ và không giết hại lẫn nhau. Vì cách suy nghĩ này, để củng cố địa vị, một số gia tộc lớn sẽ dùng "kết hôn trong gia đình" để bảo toàn quyền lực và bành trướng số lượng các thành viên.
Chồng nhiều thê thiếp
Như chúng ta đã biết, thời phong kiến, hiện tượng nam tôn nữ ti rất trầm trọng, phụ nữ có địa vị thấp kém, chỉ có thể dựa vào nam giới. Vì vậy, đàn ông thời xưa hầu hết đều có tam thê tứ thiếp, hoàng đế sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ.
Mặc dù họ hàng có thể lấy nhau, nhưng vì người đàn ông có nhiều thê thiếp nên tỷ lệ người vợ cùng họ này mang thai và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển cũng thấp hơn.
Quan hệ gia tộc rất lớn
Ai am hiểu lịch sử xa xưa đều biết, cùng một họ cũng có thể xem là cùng họ hàng, nếu con gái gả sang làng khác thì sẽ có thêm một nhánh dòng tộc. Điều này giúp cho mạng lưới quan hệ gia tộc càng thêm rộng lớn.
Do đó, xuất hiện tình huống, tuy bề ngoài là họ hàng nhưng thực chất họ không có quan hệ huyết thống, hoặc là họ hàng rất xa nên sẽ không sinh ra những đứa con có vấn đề.
Thời xưa, nhiều cặp vợ chồng cùng chung huyết thống lại không có con. (Ảnh minh họa).
Cuộc hôn nhân giữa họ hàng không có con cái
Một nguyên nhân nữa là các cặp vợ chồng cùng chung huyết thống lại không có con, nên tỷ lệ những đứa trẻ chậm phát triển cũng giảm đi. Bởi lẽ thời xưa có thai và sinh con mẹ tròn con vuông không phải là chuyện dễ dàng.
Không được ghi chép trong sử sách
Trên thực tế, di chứng của "hôn nhân cận huyết" thực sự rất khủng khiếp, không chỉ có thể hủy hoại một gia đình mà còn làm trì hoãn cuộc sống khỏe mạnh của chính thế hệ sau.
Lịch sử và khoa học cho thấy họ hàng không nên lấy nhau, vì hậu quả không thể đo lường được. Ở thời xưa, đứa trẻ sinh ra không khỏe mạnh thường trở thành tai họa lớn đối với một gia đình bình thường, phải mất cả đời sức lực và tài chính để chăm sóc đứa trẻ.
Hơn nữa việc sinh ra đứa trẻ thiểu năng trí tuệ đa phần là chuyện không tốt, thậm chí là mang theo điềm gở ở thời xưa. Nên cũng vì vậy mà những trường hợp này ít được ghi vào sử sách, hậu thế từ đó không có cái nhìn chính xác đối với tình trạng này.
Từ những lý do trên, chúng ta có thể biết rằng thời xưa tuy có nhiều trường hợp "họ hàng lấy nhau" nhưng hiếm khi thai nhi gặp vấn đề gì.