Vì sao con người không cách nào chạy nhanh như... báo?

Con người xếp thứ 28 trong danh sách các loài chạy nhanh nhất hành tinh, tuy nhiên họ không thể nào chạy nhanh như báo Cheetah. Vì sao?

Tốc độ trung bình của loài báo này khoảng 112km/h, trong khi tốc độ kỷ lục mà "tia chớp đen" Usain Bolt đạt được năm 2009 chỉ là 44,72km/h, tức khoảng 1/3 tốc độ của Cheetah.

Bí ẩn tốc độ khủng khiếp

Theo trang Science ABC, cơ thể của báo đốm Cheetah có rất nhiều lợi thế tạo điều kiện cho những cú nước rút hoàn hảo. Cụ thể, cơ thể báo tương đối nhẹ giúp các chân không hao phí nhiều năng lượng khi di chuyển và lúc xuất phát. Phần sườn thon và cái đầu nhỏ của báo hạn chế lực cản của không khí khi chạy.


Sở hữu rất nhiều đặc tính thuận lợi cho việc chạy nhanh, báo Cheetah hiện nay vẫn không có đối thủ ở các cự ly tốc độ - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Báo Cheetah cũng là loài duy nhất trong số những động vật họ mèo không thể thu móng vuốt vào hoàn toàn khi chạy, từ đó giúp chúng tăng độ ổn định với mặt đất khi di chuyển với tốc độ cao.

Đuôi báo hoạt động linh hoạt tạo sự thăng bằng, trong khi hệ thống xương sống có khả năng chuyển hướng nhanh và dễ dàng. Phần xương vai và xương cổ không thật sự kết dính vào nhau, giúp chân nói riêng và cơ thể nói chung có thể dễ dàng mở rộng, nhờ vậy di chuyển được quãng đường xa hơn.

Các chân báo cũng rất đặc biệt khi chạm đất cùng một lúc thay vì từng chân hay từng cặp, tạo sự đồng nhất khi chuyển động.

Năm 2012, một nhóm nghiên cứu từ ĐH Yamaguchi, Nhật Bản phát hiện hệ thống cơ của Cheetah nổi bật hơn rất nhiều so với mèo hay chó, tạo nên sức đẩy cực lớn từ hai chi sau.

Cụ thể, các bó cơ loại 1 vốn sinh ra lực yếu nhưng có sức bền cao đa phần nằm ở chân trước của báo đốm. Ngược lại, chân sau của Cheetah lại chứa hầu hết bó cơ loại II có tác dụng tạo ra lực cực mạnh nhưng sức chịu đựng kém, chỉ phù hợp với phi nước đại.

Sự phân bố 2 loại cơ này ở 2 cặp chi của báo đốm cũng chính là nguyên tắc vận hành của nhiều xe ôtô ngày nay, trong đó 2 bánh sau chủ yếu sinh ra lực còn 2 bánh trước làm nhiệm vụ cân bằng khi giảm tốc và chuyển hướng.

Vì sao con người không chạy nhanh hơn Cheetah?


Thành tích tốt nhất của "tia chớp đen" Usain Bolt chỉ bằng 1/3 tốc độ của Cheetah - (Ảnh: BBC).

Có rất nhiều yếu tố không thích hợp cho con người chạy nhanh. Trước tiên, khi tiến hóa từ những loài khỉ không đuôi, tay và chân của người phát triển lớn hơn, tạo cho con người sự cân bằng, nhất là khi đứng trên 2 chân nhưng qua đó cũng hạn chế tốc độ khi chuyển động.

Mắt cá con người chỉ cho phép bàn chân chuyển động về phía trước chứ không thể về phía sau, từ đó ngăn cản khả năng chuyển động. Cơ thể hay đầu con người cũng to hơn, do vậy bị lực cản không khí tác động nhiều hơn.

Một trong những nguyên nhân chính là nằm ở cấu tạo các cơ. Trong tổng số cơ con người, khoảng 48% là cơ co chậm, 50% cơ co nhanh và chỉ 2% cơ co cực nhanh, trái lại số cơ co nhanh ở báo Cheetah lên đến 70%.

Tuy nhiên, tỉ lệ số lượng giữa cơ chậm và cơ nhanh không giống nhau và phụ thuộc vào từng người. Tỉ lệ này trên lý thuyết biểu hiện tốc độ của một người và gần như rất khó thay đổi.

Dĩ nhiên việc luyện tập thường xuyên có thể giúp các cơ hoạt động linh hoạt và khỏe mạnh hơn nhưng không thể tăng đáng kể số lượng cơ co nhanh.

Do đó, gần như con người không thể "soán ngôi" báo đốm Cheetah trong các cuộc đua về tốc độ.

Cập nhật: 17/12/2018 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video