Vì sao con người trải qua ảo giác?

Tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng, đau buồn, và chấn thương có thể khiến não dễ gặp ảo giác, do hoạt động của vỏ não cảm giác và thùy trán bị sai lệch.

Theo ABC News, ảo giác là hiện tượng khá phổ biến mà con người dễ bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Đó là "nhận thức sai lầm" về thực tại, xuất hiện trên phạm vi nhiều giác quan, nhưng phổ biến mất là ảo giác thị giác và thính giác.

John McGrath, giáo sư ở Viện nghiên cứu Não bộ Queensland (QBI), Australia, cho biết, gần 1/20 người nghe hoặc nhìn thấy những thứ người khác không thể cảm nhận, trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo.

Thông thường, não người rất giỏi phân biệt giữa âm thanh hoặc hình ảnh đang xảy ra ở thế giới bên ngoài và âm thanh, hình ảnh sản phẩm của trí não. Nhưng đôi khi, những trường hợp ngoại lệ vẫn xảy ra.


Khoảng 70% người khỏe mạnh gặp phải ảo giác khi đang ngủ. (Ảnh: Henry Fuseli).

Theo Flavie Waters, giáo sư tâm lý - thần kinh học thuộc Đại học West Australia, ảo giác xảy ra khi mối liên giữa thùy trán của não và vùng vỏ não giác quan hoạt động sai lệch.

Ví dụ, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt gặp ảo giác thính giác khi vùng vỏ não thính giác, một phần não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh, hoạt động quá mức. Tương tự, những người mắc bệnh Parkinson có vỏ não thị giác hoạt động mạnh, tạo thành hình ảnh không có thật. Các loại thuốc tác động đến thần kinh cũng có thể phá vỡ mối liên hệ giữa phần não xử lý cảm giác và thùy trán theo cách thức tương tự.

Ảo giác không phải lúc nào cũng tiêu cực và đáng sợ, ngay cả trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần phân liệt. Khoảng 70% người khỏe mạnh trải nghiệm ảo giác lành tính khi họ đang ngủ, chẳng hạn nghe ai đó gọi tên mình, nghe thấy chuông điện thoại kêu hay nhìn thấy ai đó ngồi ở cuối giường.

"Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem ảo giác có nhiều hình thức khác nhau hay chỉ có một loại, và nguyên nhân gây ra ảo giác đau buồn trong một số trường hợp cụ thể", Waters nói.

Sự thiếu ngủ, căng thẳng, đau buồn và chấn thương khiến não dễ rơi vào ảo giác. "Khi não của chúng ta hoạt động tốt, bộ não chính là người điểu khiển chiếc xe, nó quyết định những gì sẽ xảy ra và kiểm soát phần não còn lại. Nhưng khi chúng ta thiếu ngủ, căng thẳng, đau buồn, thùy trán ở trạng thái mệt mỏi, không thể giám sát liên tục. Điều này khiến võ não cảm giác hoạt động theo cách không mong muốn, tạo ra ảo giác", Waters cho biết.

Cập nhật: 16/03/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video