Vì sao cực từ phía Bắc Trái đất đang "chạy trốn" tới Siberia?

Cực từ phía Bắc Trái đất vì sao "chạy trốn" đến Siberia (Nga)? Sau nhiều năm "điên đầu" lý giải hiện tượng này, cuối cùng hiện nay các nhà khoa học có thể biết tại sao.

Kể từ lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện vào những năm 1830, cực từ phía Bắc Trái đất đã lang thang khoảng 2.250km qua các đoạn phía trên của Bắc Bán cầu từ Canada tới Siberia.

Giữa năm 1990 và 2005, tốc độ của "cuộc chạy trốn" này đã tăng tốc từ dưới 15km/năm lên khoảng 50-60km/năm.

Cực từ phía Bắc Trái đất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều hướng của con người.


Các nhà khoa học đã lý giải được việc cực từ Bắc đang chạy đến Siberia - (Ảnh: CULTURAL WORLD).

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience lập luận rằng những thay đổi này có thể được giải thích bằng sự va chạm giữa hai "đốm màu" từ tính của vật liệu nóng chảy bên trong Trái đất, gây ra sự dịch chuyển khổng lồ từ trường của nó.

Cực từ Bắc là điểm mà tại đó từ trường của Trái đất hướng thẳng đứng xuống dưới. Hiện tượng này được quyết định bởi sắt nóng chảy chảy xung quanh bên trong Trái đất thông qua các dòng đối lưu.

Sự dịch chuyển gần đây về phía Siberia dường như là do một đốm sáng trong mô hình dòng chảy bên trong Trái đất xảy ra từ năm 1970 đến năm 1999. Sự thay đổi dẫn đến đốm Canada trở nên dài ra và làm mất ảnh hưởng của nó đối với từ quyển, khiến cực từ Bắc phóng về phía Siberia.

Tiến sĩ Phil Livermore, tác giả chính của nghiên cứu từ trường Trái đất và môi trường tại Đại học Leeds ở Anh, giải thích: "Những gì chúng tôi phát hiện ra là vị trí của cực từ Bắc được hai vùng từ trường kiểm soát: một bên dưới Canada và một bên dưới Siberia. Và chúng hoạt động như một hiệu ứng kéo co kiểm soát vị trí của cực".

Ông nói thêm: "Trong lịch sử, khu vực Canada đã chiến thắng trong 'cuộc chiến' và đó là lý do tại sao cực từ Bắc đã tập trung vào Canada. Nhưng trong vài thập kỷ qua, khu vực Canada đã suy yếu và khu vực Siberia đã mạnh lên một chút. Điều đó giải thích tại sao cực từ Bắc đột nhiên tăng tốc khỏi vị trí lịch sử của nó".

Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận này bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập từ các vệ tinh Swarm của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).

Bộ ba vệ tinh này quay quanh Trái đất và đo chính xác các tín hiệu từ trường phát ra từ lõi, lớp phủ, lớp vỏ và đại dương của Trái đất, cũng như từ tầng điện ly và từ quyển.

Theo dõi từ trường của Trái đất không chỉ quan trọng đối với các nghiên cứu khoa học trừu tượng, từ trường còn đóng vai trò là lá chắn năng lượng địa từ bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ Mặt trời có sức hủy diệt. Nó cũng cần thiết đối với nhiều hệ thống định vị, từ la bàn khiêm tốn đến hệ thống định vị GPS.

Cập nhật: 04/01/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video