Vì sao đa số nhân loại thuận tay phải và chỉ 10% thuận tay trái?

Trong quá khứ, không phải lúc nào những người thuận tay trái cũng được đối xử tốt. Họ khổ sở vì thiên hướng này và bị người ta gán với những điều xui rủi hay thậm chí bị gọi là phù thủy.

Trong thực tế, từ "mang điềm gở" (sinister) xuất phát từ chữ "trái" hoặc "tay trái".

Trong nhiều thập kỉ qua, người ta đã đưa ra một số giả thuyết về việc tại sao một số người thuận tay trái, bao gồm cả một ý tưởng lỗi thời rằng nó có liên quan đến việc những bà mẹ bị căng thẳng khi mang thai.

Nguyên nhân ở tủy sống - không phải não

Kể từ những năm 1980, các nhà khoa học đã nhận thấy việc chúng ta thuận tay trái hay tay phải có nhiều khả năng đã được xác định trước khi chúng ta sinh ra - theo như siêu âm chỉ ra thì nó xuất hiện lúc thai kì chỉ mới được 8 tuần tuổi. Từ tuần thứ 13, thai nhi đã có khuynh hướng mút ngón tay phải hoặc tay trái trong tử cung.

Trước đây người ta nghĩ rằng sự khác biệt di truyền giữa bán cầu não trái và phải xác định việc thuận tay trái hay tay phải của con người. Nhưng một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên tạp chí eLife cho thấy câu trả lời lại nằm trong tủy sống.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Sebastian Ocklenburg, Judith Schmitz, và Onur Gunturkun ở trường Đại học Ruhr Bochum cùng với các đồng nghiệp khác ở Hà Lan và Nam Phi. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra những hoạt động gene bất đối xứng của tủy sống trong tử cung có thể là nguyên nhân khiến người ta thuận tay trái hay tay phải.


Chỉ có 10% nhân loại thuận tay trái. (Ảnh: iStock).

Chuyển động cánh tay và bàn tay bắt đầu trong não tại một khu vực được gọi là vỏ não vận động, nó sẽ gửi một tín hiệu đến tủy sống và sau đó tín hiệu được chuyển thành cử động.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi bào thai phát triển trong bụng mẹ đến khoảng tuần thứ 15 thì vỏ não vận động và tủy sống vẫn chưa có sự kết nối, nhưng việc bào thai thuận tay phải hay tay trái thì đã được xác định.

Nói cách khác, thai nhi đã có thể chuyển động và chọn một bàn tay yêu thích trước khi não bắt đầu kiểm soát cơ thể.

Để nghiên cứu điều này, các nhà khoa học đã phân tích biểu hiện gene trong tủy sống từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Họ tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong phần trái và phải của tủy sống có chức năng kiểm soát chuyển động của cánh tay và chân.

Các nhà khoa học kết luận rằng, tính chất không đối xứng của tủy sống có thể dẫn đến một hiện tượng gọi là di truyền học biểu sinh, hay còn gọi là hiện tượng những sinh vật bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong biểu hiện gene chứ không phải bởi các gene của chúng.

Những thay đổi này thường đến từ ảnh hưởng của môi trường và có thể ảnh hưởng đến cách thai nhi phát triển. Những khác biệt trong các biểu hiện gen này có ảnh hưởng khác nhau đến phần bên phải và bên trái của tủy sống, dẫn đến việc thuận tay trái hay tay phải.

Vậy tại sao những người thuận tay trái lại rất hiếm?

Từ lâu, các nhà khoa học đã cố gắng lý giải điều này.

Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern đã phát triển một mô hình toán học để cho thấy tỷ lệ phần trăm người thuận tay trái là kết quả của quá trình tiến hóa của con người - cụ thể là sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh.

Nói cách khác, họ nghĩ rằng, mặc dù nền tảng của việc thuận tay trái hay tay phải liên quan đến di truyền, nhưng có một yếu tố xã hội giải thích sự chênh lệch tỉ lệ giữa người thuận tay trái và tay phải.


Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama sử dụng tay trái để ký.

Daniel Abrams, trợ lý giáo sư tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng McCormick và là người đã giúp phát triển mô hình này, phát biểu: “Trong xã hội nơi mà sự hợp tác được đánh giá cao, nếu động vật mang tính xã hội càng lớn thì dân số càng có khuynh hướng hướng về một phía. Yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một xã hội hiệu quả là mức độ hợp tác cao. Điều này dẫn đến việc đa số con người thuận tay phải".

Nói cách khác, vì một lý do nào đó, tiến hóa đã ưu tiên cho việc thuận tay phải, vì vậy bất cứ ai đi chệch khỏi thiên hướng này, vẫn có thể sử dụng tay phải mặc dù khuynh hướng di truyền của họ không phải vậy.

Judith Schmitz, một trong những tác giả của nghiên cứu mới, đã phát biểu trên báo chí rằng những nghiên cứu về các cặp sinh đôi cho thấy tỉ lệ di truyền học ảnh hưởng đến việc thuận tay là khoảng 25%.

Nghiên cứu mới không thể giải thích tại sao hầu hết nhân loại đều thuận tay phải, nhưng những nghiên cứu về chim cho thấy di truyền và môi trường có thể là nguyên nhân, theo Judith Schmitz

"Ở gà và chim bồ câu, yếu tố di truyền xác định vị trí của trứng trước khi nở - phôi của chúng được cuộn tròn sao cho mắt phải hướng vào phần sáng mờ của vỏ trứng còn mắt trái thì được cơ thể của phôi thai bao bọc", bà nói.


Mắt phải của bồ câu tốt hơn mắt trái. (Ảnh: Skvty)

“Vì vậy, mắt phải được kích thích bởi ánh sáng trước khi nở, trong khi mắt trái gần như không được tiếp xúc với ánh sáng. Sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường (ánh sáng) gây ra sự bất đối xứng thị giác. Mắt phải của chim bồ câu và gà phân biệt, phân loại và ghi nhớ các mô hình tốt hơn mắt trái của chúng. Nếu trứng gà hoặc trứng chim bồ câu được ấp trong bóng tối, sự phát triển của hiện tượng bất đối xứng này sẽ không xảy ra".

Lý do khiến con người thuận tay trái vẫn còn một chút bí ẩn - một phần vì những nghiên cứu khoa học thường bỏ qua những người thuận tay trái, và thật khó để dự đoán liệu một đứa trẻ sẽ thuận tay trái hay tay phải trước khi chúng sinh ra.

Nhưng chúng ta biết một điều rằng, sự khác biệt thần kinh giữa những người thuận tay trái và tay phải là rất nhỏ, và chúng dường như không có ảnh hưởng gì đến hành vi của họ.

Cập nhật: 11/06/2018 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video