Vì sao dễ bị say xe khi đọc sách trên xe hơi?

Đọc sách trên xe là cách giết thời gian hiệu quả. Nhưng với một số người, đọc sách trên ô tô có thể say xe.

Theo Science Focus, khoảng 1/3 dân số dễ bị say tàu xe. Trẻ em từ 2-12 tuổi, người già, người bị chứng đau nửa đầu và phụ nữ mang thai nằm trong nhóm nguy cơ cao.


Không phải ai cũng có thể đọc sách trên xe - (Ảnh: Insider).

Để tìm hiểu lý do việc đọc sách trên ô tô đang chạy có thể khiến một số người say xe, Insider đã nói chuyện với bác sĩ thần kinh Ooha Susmita.

Nguyên nhân chính là do xung đột cảm giác. Chứng xung đột cảm giác là do sự mất kết nối giữa các hệ thống chịu trách nhiệm về sự cân bằng và định hướng không gian, hay “xung đột giữa thông tin mà mắt và tai nhận được”.

Theo bác sĩ Susmita, não nghĩ bạn đang di chuyển vì cảm nhận chuyển động qua tai, nhưng mắt lại đang tập trung vào một vật thể đứng yên.

“Điều này tạo ra xung đột cảm giác. Vì mắt gửi tín hiệu không di chuyển, trái ngược với tín hiệu từ tai, nơi phát hiện chuyển động và thay đổi hướng.

Xung đột cảm giác làm gián đoạn cảm giác cân bằng bình thường của cơ thể, có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi và đôi khi là nôn mửa”, bác sĩ nói với Insider.

Việc đọc đòi hỏi sự tập trung và theo dõi hình ảnh tốt càng khiến cho hiện tượng xung đột cảm giác thêm trầm trọng.

Hiện tượng này không chỉ xuất hiện với những người đọc sách trong ô tô, mà còn cả khi ngồi phía sau xe máy, trên tàu thuyền hay tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua cảm giác này. Mức độ nhạy cảm với những vấn đề này khác nhau ở mỗi người.

Cập nhật: 07/06/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video