Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

>> Tại sao chúng ta lại có vân tay?

Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao một tờ giấy cũng làm bạn "đổ máu"

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao tờ giấy mỏng manh đến vậy cũng đủ khiến bạn bị đứt tay mà đôi khi còn làm bạn thấy đau buốt hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải thắc mắc đó.

Chúng ta biết rằng, các dây thần kinh ngoại biên gồm một mạng lưới sợi thần kinh phân nhánh trên khắp cơ thể. Gắn với mỗi nhánh này là những đầu mút thần kinh đặc biệt có thể cảm nhận kích thích không dễ chịu như vết đứt, bỏng…

Những đầu mút thần kinh này được gọi là những thụ thể đau (nociecptor). Ở bàn tay hay đầu ngón tay chúng ta chứa hàng triệu thụ thể đau đó. Những thụ thể này phản ứng với hầu như tất cả mọi thứ: nhiệt độ cao, chất hóa học gây hại hay đơn giản hơn là những thứ làm thủng da bạn.

Tế bào thần kinh nhạy cảm đau sẽ truyền những tín hiệu lên não để "báo cáo" về vết thướng mới nhận. Não sẽ làm cơ thể nhận thức được vết thương.

Tuy nhiên, vì sao việc bị đứt tay do giấy lại có xu hướng đau buốt hơn bị dao cắt. Các chuyên gia cho rằng, khi một con dao vô tình cứa vào da của bạn, nó để lại một vết cắt tương đối gọn và sâu hơn. Tuy nhiên, sự linh hoạt, cụ thể là độ mềm, linh hoạt của mép giấy tuy khiến vết cứa nông nhưng lại có tiết diện rộng hơn.

Không chỉ vậy, một tờ giấy khi cứa lên da bạn còn để lại những hạt hóa học độc hại, làm cho vết thương trở nên khó lành. Dù không chảy máu nhiều nhưng vết thương này lại lại làm cho các mô và tế bào lộ diện ra ngoài mà không có lớp bảo vệ. Mỗi khi dùng tay làm việc gì, vết cắt lại "động đậy" tạo nên sự khó chịu, đau đớn truyền tới não.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu tâm đến vấn đề tâm lý khi ta bị đứt tay bởi giấy. Não chúng ta luôn mặc định rằng, một vật dụng "lành như giấy" sao có thể gây vết thương chảy máu được, do đó mà khi vô tình đứt tay, bạn lại cảm thấy đau hơn.

Cập nhật: 28/06/2024 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video