Vì sao gạc hươu có thể tự tái sinh?

Hươu chính là loài duy nhất trong số các loài động vật có vú có khả năng tái sinh trọn vẹn một bộ phận cơ thể - ví dụ như bộ gạc của chúng. Giáo sư Joanna Price thuộc Trường đại học Thú y hoàng gia Anh cho biết: gạc là cấu trúc lớn được tạo thành từ xương và tăng trưởng dần theo thời gian.

Bộ phận này có thể mọc hoàn chỉnh trong khoảng 3-4 tháng và với tốc độ ấy, nó trở thành loại mô sống tăng trưởng nhanh nhất. Sau khi đạt đến kích cỡ tối đa, xương gạc sẽ bắt đầu cứng lại và lớp da mềm mại sẫm màu phủ bên ngoài rụng dần.

Khi lớp da rụng hết chỉ còn lại bộ xương và nó trở thành thứ vũ khí sắc bén trong các cuộc ẩu đả. Thông thường, vào cuối mùa kết đôi của hươu, bộ gạc cũng tự động rụng đi để bảo tồn năng lượng.

Chờ tới mùa xuân kế tiếp sau đó, một cặp gạc mới sẽ mọc lên từ mô xương nhú ra khỏi đỉnh đầu con vật.

Giáo sư Joanna Price và các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng tế bào gốc - loại tế bào có khả năng phân hóa thành nhiều dạng mô chuyên biệt - chính là nền tảng của quá trình tự tái sinh này. Điều chỉnh nó là một vài dạng truyền tín hiệu, có thể do các hormon như oestrogen và testosterone qui định.

NGUYỄN SINH

Theo Tuổi Trẻ Online/Associated Press
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video