Vì sao Hàn Quốc có nguy cơ thiếu kim chi?

Theo hãng tin Reuters, cải thảo là loài phát triển mạnh trong thời tiết mát mẻ và thường được trồng ở vùng núi cao của Hàn Quốc nơi nhiệt độ trong mùa hè, thời điểm cây tăng trưởng tốt nhất, hiếm khi vượt quá 25 độ C.

Khắc tinh của cải thảo

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thời tiết ấm lên do biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sản lượng và chất lượng cải thảo khiến Hàn Quốc có thể sẽ không thể trồng được loại rau này do nhiệt độ cao.

"Chúng tôi hy vọng những dự đoán này sẽ không xảy ra. Cải thảo chỉ ưa chuộng không khí mát mẻ và sống trong dải nhiệt độ ít biến đổi. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cải thảo là từ 18-21 độ C", nhà thực vật học và virus học Lee Young-gyu nhận định.


Cải thảo, nguyên liệu chính để làm món kim chi của Hàn Quốc trở nên khó canh tác hơn khi nhiệt độ ấm dần do tác động của biến đổi khí hậu (Ảnh: Reuters).

Trong khi đó, trên cánh đồng và trong các nhà bếp, những người nông dân và người chuyên làm kim chi để bán hoặc dùng cho gia đình đều đang cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết.

Món kim chi muối cay dù được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau như củ cải, dưa chuột và hành lá nhưng nguyên liệu phổ biến nhất vẫn là cải thảo.

Bà Lee Ha-yeon, người được Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc công nhận là Bậc thầy kim chi, cho biết nhiệt độ cao có thể khiến phần lõi của cải thảo bị hỏng và phần thân bị dập nát. "Nếu thời tiết tiếp tục ấm lên, chúng tôi có thể sẽ phải từ bỏ món Kim chi cải thảo vào mùa hè", bà Lee Ha-yeon nhận định.

Trong khi đó, số liệu từ cơ quan thống kê của Hàn Quốc cho thấy, diện tích đất trồng cải thảo tại các vùng cao nguyên của Hàn Quốc năm 2023 giảm chỉ còn chưa đầy một nửa so với 20 năm trước đó ở mức 3.995ha so với 8.796ha.

Theo Cơ quan Phát triển Nông thôn, các kịch bản biến đổi khí hậu tại Hàn Quốc cũng cho thấy diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm mạnh trong vòng 25 năm tới xuống chỉ còn 44ha. Đến năm 2090, các vùng cao nguyên của Hàn Quốc sẽ không còn trồng cải thảo.

Các nhà nghiên cứu viện dẫn nhiệt độ tăng cao, lượng mưa lớn khó dự báo trước và sâu bọ sẽ trở thành nguyên nhân chính khiến mùa màng thất thu đặc biệt khi mùa Hè trở nên nóng hơn và kéo dài hơn.

Ngoài ra, một số loại sâu bệnh lây lan cũng gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân bởi tình trạng dịch bệnh chỉ thể hiện rõ ràng vào sát thời điểm thu hoạch.

Cuộc chiến giá cả khắc nghiệt

Bên cạnh đó, ngành Kim chi của Hàn Quốc đang phải đối mặt với cuộc chiến giá cả từ các sản phẩm kim chi nhập khẩu từ Trung Quốc vì có giá thấp hơn khá nhiều so với kim chi Hàn Quốc.


Người nông dân thu hoạch cải thảo làm kim chi ở Gangneung, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).

Số liệu thống kê từ Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 2/9 cho thấy sản lượng nhập khẩu kim chi đến cuối tháng 7 đã tăng lên 6,9% ở mức 98,5 triệu USD trong năm 2024, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đã ở mức cao nhất và chiếm gần như toàn bộ số lượng nhập khẩu.

Để đối phó tình trạng giá cả tăng cao trong khi nguồn cung bị thiếu hụt, Chính phủ Hàn Quốc đã phải dựa chủ yếu vào các kho dự trữ lớn có khả năng kiểm soát nhiệt độ ổn định. Các nhà khoa học Hàn Quốc cũng đang chạy đua với thời gian phát triển các giống cải thảo có thể trồng được ở những vùng khí hậu ấm hơn và có thể sống được tại những khu vực có lượng mưa thất thường và dịch bệnh lan tràn.

Dù vậy, những người nông dân như ông Kim Si-gap, 71 tuổi vốn làm việc trên những cánh đồng cải thảo ở khu vực miền Đông Gangneung gần trọn cuộc đời, lo ngại những giống cây mới này sẽ đắt đỏ hơn so với giống bản địa mà hương vị mang lại thì không được như trước.

"Khi nhận được thông tin một ngày nào đó Hàn Quốc có thể không còn trồng được cải thảo, chúng tôi vừa cảm thấy sốc vừa thấy rất buồn. Kim chi là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn người Hàn Quốc. Chúng tôi biết làm gì đây nếu điều đó trở thành sự thật", ông Kim Si-gap than thở.

Cập nhật: 04/09/2024 Báo Giao Thông
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video