Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt?

Nhiều người thường uống nước khi nấc cụt nhưng đây là một việc làm không nên bởi khá nguy hiểm.

Nấc là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơ chế gây ra nấc là do có sự kích thích lên cung phản xạ não - thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành - cơ hoành. Một cơn nấc thường kéo dài trung bình từ 5 đến 10 phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí đến vài ngày, đã có ghi nhận trong sách kỉ lục Guiness, cơn nấc kéo dài 68 năm của Charles Osborne (1894-1991). Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc:

Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.

Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.

Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.

Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra từng tiếng nấc. Nấc cụt phát sinh nhanh và mất cũng nhanh, thường chỉ kéo dài mấy phút. Hiện tượng này không gọi là bệnh. Nó xuất hiện vì người ta ăn quá nhanh hoặc cười nhiều, hít phải khí lạnh.

Một số người bị nấc cụt lâu khác thường. Đó là biểu hiện của một loại bệnh nào đó như viêm dạ dày, chướng bụng, dạ dày bị phình ra, hoặc các bệnh về cơ hoành, khí quản.

Trong tất cả các trường hợp, nấc cụt đều xuất hiện do cơ hoành co thắt từng đợt. Cơ này nằm giữa lồng ngực và bụng trên, cho nên khi nó bị co thắt thì lồng ngực rất khó chịu. Vì cơ hoành co thắt từng lần đột ngột nên không khí hít vào xung kích lên lưỡi gà cổ họng, phát ra thành tiếng nấc. Có người nói khi bị nấc cụt, nếu uống mấy ngụm nước ấm thì sẽ khỏi nhanh.

Thực ra, khi đó không nên uống nước vì dễ bị sặc vào khí quản. Đó là vì khí quản nằm ở phía trước thực quản, cả hai đều bắt đầu từ cổ họng. Phía trước khí quản có một xương sụn. Khi ta nuốt, khí quản nâng lên, do đó miệng khí quản được xương sụn này đậy lại, nước hoặc thức ăn nhờ thế mà đi vào thực quản, rơi xuống dạ dày.

Khi ta thở, miệng khí quản mở ra. Do khi nấc cụt, ta không chủ động khống chế được khí quản nên rất dễ bị sặc, nước vào khí quản gây nên ho sặc hoặc tắc thở.

Cập nhật: 08/07/2020
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video