Vì sao một số người lại quá độc ác với người khác?

Gây tổn hại hoặc làm người nào đó đau đớn cả thể xác và tâm hồn là điều tàn nhẫn không thể chấp nhận nổi. Nhưng nó vẫn xảy ra hằng ngày trong cuộc sống.

Bài viết đăng trên BBC Future của Simon McCarthy-Jones, phó giáo sư tâm lý học lâm sàng và tâm lý học thần kinh tại Trinity College Dublin giải thích cho hiện tượng này. 

Nhà triết học người Pháp, Blaise Pascal, năm 1658 đã đúc kết: "Con người vừa là vinh quang vừa là cặn bã của vũ trụ". Chúng ta yêu và chúng ta ghét. Chúng ta biết giúp đỡ và nhưng chúng ta cũng làm hại. Chúng ta chìa tay ra nhưng chúng ta cũng dâm dao vào người khác.

Chúng ta hiểu nếu ai đó tấn công là để trả đũa hoặc tự vệ. Nhưng khi kẻ nào đó làm hại người vô tội, chúng ta không thể tự không hỏi: "Tại sao chúng có thể làm thế?"

Con người thường làm những việc để có được niềm vui hoặc để tránh đau đớn. Đối với hầu hết chúng ta, vô tình làm tổn thương người khác khiến chúng ta đau đớn không kém vì như cảm thấy nỗi đau của họ. Điều này cho thấy hai lý do khiến một kẻ có thể làm hại người vô tội - họ không cảm thấy nỗi đau của người khác hoặc họ thích cảm thấy nỗi đau của người khác.

Một lý do khác khiến một kẻ hãm hại người vô tội là vì kẻ đó nghĩ rằng có mối đe dọa. Một người nào đó không xâm phạm cơ thể hoặc ví tiền vẫn có thể đe dọa địa vị xã hội của bạn. Điều này giúp giải thích những hành động khó hiểu khác, chẳng hạn như khi có kẻ làm hại những người giúp họ về mặt tài chính.

Quan niệm khiến người khác đau khổ có nghĩa là chúng ta đã làm hại họ là phổ biến từ xưa đến nay. Nhưng trong lúc đó cũng nảy sinh câu hỏi ở thế kỷ 21, liệu chúng ta có thể quan niệm sống tàn nhẫn để trở nên tử tế?


Hầu hết mọi người sẽ nao núng khi phải hành hạ người khác, chủ yếu là vì khi chúng ta gây tổn hại cho người khác, chúng ta sẽ chia sẻ một phần nỗi đau đó. (Nguồn: Alamy).

Kẻ bạo dâm và kẻ thái nhân cách

Một kẻ có được vui thú, đôi lúc là thõa mãn tình dục, từ việc làm tổn thương hoặc làm nhục người khác được gọi là kẻ bạo dâm. Những kẻ bạo dâm cảm thấy nỗi đau của người khác nhiều hơn mức bình thường. Và kẻ đó thích điều này.

Quan niệm phổ biến thường gắn chủ nghĩa bạo dâm với những kẻ tra tấn và giết người. Tuy nhiên, thực tế hiện tượng bạo dâm hằng ngày ít cực đoan hơn nhưng phổ biến hơn.

Những kẻ bạo dâm hằng ngày có được niềm vui khi làm tổn thương người khác hoặc chứng kiến sự đau khổ của họ. Chúng có khả năng thích những bộ phim đẫm máu, cảm thấy thú vị với những trận đánh nhau hay những màn tra tấn. Theo BBC Future, khoảng 6% sinh viên đại học thừa nhận có được niềm vui khi làm tổn thương người khác.

Kẻ bạo dâm hằng ngày có thể là một kẻ troll trên internet hoặc một kẻ bắt nạt học đường. Trong các trò chơi nhập vai trực tuyến, đó có thể là "thành phần bất hảo" (griefer) chuyên quấy rối người chơi khác. Những kẻ bạo dâm hằng ngày bị lôi kéo vào các trò chơi máy tính bạo lực. Càng chơi, họ càng trở nên tàn bạo hơn.

Không giống như những kẻ bạo dâm, những kẻ thái nhân cách (còn gọi là biến thái nhân cách hoặc bệnh nhân cách) không làm hại người vô hại chỉ đơn giản vì chúng có được niềm vui từ đó (mặc dù có thể đúng như vậy). Kẻ thái nhân cách muốn mọi thứ. Nếu việc làm hại người khác giúp chúng đạt được điều mình muốn, thì hãy cứ như vậy.

Chúng có thể hành động ác độc vì ít có khả năng cảm thấy thương hại, hối hận hoặc sợ hãi. Chúng cũng có thể biết những gì người khác đang cảm thấy nhưng không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc đó.

Đây là một bộ kỹ năng nguy hiểm nghiêm trọng. Trải qua hàng thiên niên kỷ, loài người đã tự thuần hóa mình, khiến phần lớn trong chúng ta gặp khó khăn khi làm hại người khác. Nhiều kẻ làm hại, tra tấn hoặc giết người sẽ bị ám ảnh bởi trải nghiệm này. Tuy nhiên, chứng thái nhân cách là một chỉ dấu dự báo mạnh mẽ về việc ai đó gây ra bạo lực vô cớ.

Chúng ta có thể phỏng đoán chính xác kẻ thái nhân cách chỉ bằng cách nhìn vào khuôn mặt hoặc tương tác ngắn gọn với kẻ đó. Thật không may, những kẻ thái nhân cách biết chúng ta biết điều này. Chúng chống lại bằng cách chăm chỉ mặc quần áo và chải chuốt để cố gắng tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Rất may, hầu hết mọi người không có đặc điểm tâm thần này. Chỉ 0,5% số người có thể bị coi là thái nhân cách. Cũng nên lưu ý, khoảng 8% nam và 2% nữ tù nhân là kẻ thái nhân cách.

không phải tất cả những kẻ thái nhân cách đều nguy hiểm. Những kẻ thái nhân cách chống đối xã hội có thể tìm kiếm cảm giác mạnh từ ma túy hoặc các hoạt động nguy hiểm. Còn có những kẻ thái nhân cách vì lợi ích xã hội lại tìm kiếm cảm giác mạnh trong việc bất chấp tất cả để theo đuổi những ý tưởng mới lạ. Khi những đổi mới định hình xã hội của chúng ta, những kẻ thái nhân cách vì xã hội có thể thay đổi thế giới cho tất cả chúng ta.

Những đặc điểm tâm thần này đến từ đâu?

Không ai thực sự biết tại sao một số người lại bạo dâm. Một số suy đoán rằng bạo dâm là một sự thích nghi giúp chúng ta tàn sát động vật khi đi săn. Những người khác cho rằng nó giúp mọi người đạt được quyền lực.

Nhà triết học và nhà ngoại giao người Ý Niccolò Machiavelli đã từng gợi ý rằng "thời đại, không phải con người, tạo ra rối loạn". Đồng ý với quan điểm này, khoa học thần kinh cho thấy bạo dâm có thể là một chiến thuật sinh tồn được kích hoạt khi thời thế trở nên khó khăn. Khi một số loại thực phẩm trở nên khan hiếm, nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, serotonin của chúng ta sẽ giảm xuống. Mùa thu khiến chúng ta sẵn sàng làm hại người khác hơn vì làm hại trở nên thú vị hơn.

Chứng thái nhân cách cũng có thể là một sự thích nghi. Một số nghiên cứu đã phát hiện có sự liên kết mức độ cao hơn của bệnh thái nhân cách với khả năng sinh sản cao hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu khác lại phát hiện điều ngược lại. Lý do cho điều này có thể là những kẻ thái nhân cách có một lợi thế sinh sản đặc biệt trong môi trường khắc nghiệt.

Thật vậy, chứng thái nhân cách có thể phát triển mạnh trong những thế giới cạnh tranh và không ổn định. Khả năng của những kẻ thái nhân cách khiến họ trở thành những kẻ thao túng. Tính bốc đồng và không sợ hãi giúp họ chấp nhận rủi ro và thu được lợi trong ngắn hạn. Trong phim Phố Wall, gã tâm thần Gordon Gekko kiếm được hàng triệu USD. Tuy nhiên, mặc dù thái nhân cách có thể là một lợi thế trong thế giới doanh nghiệp, nhưng nó chỉ mang lại cho nam giới một lợi thế lãnh đạo mỏng manh.


Mối liên hệ của bệnh thái nhân cách với sự sáng tạo cũng có thể giải thích sự tồn tại của nó.

Mối liên hệ của bệnh thái nhân cách với sự sáng tạo cũng có thể giải thích sự tồn tại của nó. Nhà toán học Eric Weinstein lập luận, một cách tổng quát hơn, rằng những người không đồng quan điểm thúc đẩy sự đổi mới. Tuy nhiên, nếu môi trường của bạn hỗ trợ tư duy sáng tạo, thì sự bất đồng quan điểm ít có mối liên hệ chặt chẽ với sự sáng tạo.

Bạo dâm và thái nhân cách có liên quan đến các đặc điểm khác, chẳng hạn như lòng tự ái và chủ nghĩa xảo quyệt (Machiavellianism). Những đặc điểm như vậy kết hợp với nhau, được gọi là "yếu tố hắc ám của tính cách" hay viết tắt là D-factor (Về tâm lý học, bộ ba đen tối bao gồm các đặc điểm tính cách tự ái (yêu bản thân), Machiavellianism và chứng thái nhân cách. Chúng được gọi là "hắc ám" vì những phẩm chất xấu xa của chúng).

Những đặc điểm này cũng có khả năng di truyền. Vì vậy, một số người có thể sinh ra đã có đặc điểm như vậy. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có hệ số D-factor cao có thể truyền những đặc điểm này cho con cái của họ bằng cách cư xử thô bạo với chúng. Tương tự như vậy, việc nhìn thấy những người khác hành xử tàn bạo có thể dạy cho con trẻ hành động theo cách này. Do đó, tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc giảm bớt sự tàn ác.

Sợ hãi và mất nhân tính

Bạo dâm liên quan đến việc tận hưởng sự sỉ nhục và tổn thương của người khác. Tuy nhiên, người ta thường nói rằng khử nhân tính (dehumanising people) con người là thứ cho phép chúng tàn nhẫn. Chúng gán cho các nạn nhân tiềm năng là chó, rận hoặc gián, và như vậy dễ dàng làm tổn thương họ hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng nếu ai đó phá vỡ một quy chuẩn xã hội, bộ não của chúng ta sẽ coi khuôn mặt của họ ít nhân tính hơn. Điều này giúp chúng ta dễ dàng trừng phạt những người vi phạm các chuẩn mực hành vi.

Đó là một tình cảm ngọt ngào khi nghĩ rằng nếu coi ai đó là con người thì chúng ta sẽ không làm tổn thương họ. Nhưng đó cũng là một ảo tưởng nguy hiểm. Nhà tâm lý học Paul Bloom lập luận rằng những hành động tàn ác tồi tệ nhất của chúng ta có thể không phụ thuộc vào việc không làm mất nhân tính của con người. Mọi người có thể làm tổn thương người khác chính xác bởi vì họ nhận ra họ là những con người không muốn chịu đau đớn, sỉ nhục hoặc suy thoái.

Ví dụ, Đảng Quốc xã Đức đã khử nhân tính người Do Thái bằng cách gọi họ là những kẻ ăn hại và chấy rận. Tuy nhiên, Đức Quốc xã cũng đã làm nhục, tra tấn và sát hại người Do Thái chính xác vì coi họ là những con người sẽ bị suy thoái và đáng bị đối xử như vậy.

Phủ định người tốt hơn Do-gooder

Đôi khi con người thậm chí sẽ làm hại những người hữu ích. Hãy tưởng tượng bạn đang chơi một trò chơi kinh tế, cùng những người chơi khác tham gia đầu tư vào một quỹ nhóm. Càng nhiều tiền được đóng góp vào đó, quỹ càng có nhiều tiền để chi trả. Quỹ sẽ trả tiền cho tất cả người chơi, cho dù họ có đầu tư hay không.

Vào cuối trò chơi, bạn có thể trả tiền để trừng phạt những người chơi khác về số tiền họ đã chọn đầu tư. Để làm như vậy, bạn từ bỏ một số thu nhập của mình và tiền sẽ bị lấy đi từ người chơi mà bạn chọn. Nói ngắn gọn, bạn trả tiền để đổi lấy được sự cay nghiệt (với người khác).

Một số người chơi đã chọn trừng phạt những người khác đầu tư ít hoặc không có gì vào quỹ nhóm. Tuy nhiên, có cả trường hợp chấp nhận trả tiền để trừng phạt những người chơi đầu tư vào quỹ nhóm nhiều hơn họ. Những hành động như vậy dường như rất vớ vẩn. Nhưng những người chơi hào phóng mang lại cho bạn một khoản tiền lớn hơn – cớ gì bạn lại can họ?

Hiện tượng này được gọi là "sự phủ định của người tốt hơn". Nó có thể xảy ra trên khắp thế giới. Trong các xã hội săn bắn hái lượm, những người đi săn thành công bị chỉ trích vì bắt được một con vật to lớn mặc dù việc họ bắt được đồng nghĩa với việc mọi người được nhiều thịt hơn. Hillary Clinton có thể đã phải chịu sự phủ định kết quả bầu cử tốt hơn do hậu quả của chiến dịch Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 dựa trên các quyền của bà.

Sự phủ định Do-gooder tồn tại do xu hướng chống lại sự thống trị của chúng ta. Một người chơi ít hào phóng trong trò chơi kinh tế ở trên có thể cảm thấy rằng một người chơi hào phóng hơn sẽ được những người khác coi là người hợp tác tốt hơn. Người hào phóng hơn đang đe dọa trở thành người thống trị. Như nhà văn Pháp Voltaire đã nói, "điều tốt nhất là kẻ thù của điều tốt".

Tuy nhiên, có một mặt trái của việc phủ định người làm tốt hơn. Một khi chúng ta đã hạ gục người làm điều tốt, chúng ta sẽ cởi mở hơn với thông điệp của họ. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc cho phép mọi người bày tỏ sự không thích ăn chay khiến họ ít ủng hộ việc ăn thịt hơn.

Tàn nhẫn để trở nên tốt bụng?

Trong phim Whiplash, một giáo viên dạy nhạc sử dụng sự tàn nhẫn để khuyến khích sự vĩ đại ở một trong những học sinh của mình. Chúng ta có thể giật mình trước chiến thuật như vậy. Tuy nhiên, nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche cho rằng chúng ta đã trở nên quá ác cảm với sự tàn nhẫn như vậy.

Đối với nhà triết học Đức này, sự độc ác cho phép một giáo viên phê bình học sinh một cách cay nghiệt  vì lợi ích của chính học sinh đó. Mọi người cũng có thể tàn nhẫn với bản thân để giúp trở thành người mà họ muốn trở thành. Nietzsche cảm thấy việc chịu đựng sự tàn ác có thể giúp phát triển lòng dũng cảm, sức bền và khả năng sáng tạo.

Nhưng chúng ta có nên sẵn sàng làm cho cả người khác và chính mình đau khổ hơn để phát triển đức hạnh không?

Phần lớn chúng ta sẽ trả lời không. Giờ đây, chúng ta đã biết những tác động lâu dài có thể xảy ra khi phải chịu đựng sự tàn ác từ người khác, bao gồm cả tổn hại về sức khỏe thể chất và tinh thần. Lợi ích của việc từ bi đối với bản thân, thay vì đối xử tàn nhẫn với bản thân cũng ngày càng được công nhận.

Và ý tưởng rằng chúng ta phải chịu đựng để phát triển là điều không được đồng tình. Những sự kiện tích cực trong cuộc sống, chẳng hạn như yêu, có con và đạt được những mục tiêu ấp ủ có thể dẫn đến sự trưởng thành.

Việc giảng dạy thông qua sự tàn ác mời gọi sự lạm dụng quyền lực và sự tàn bạo ích kỷ. Đó không phải là cách duy nhất để dạy dỗ, huấn luyện. Như Phật giáo đưa ra một giải pháp thay thế: lấy lòng từ bi và tính ôn hoà để thắng phẫn nộ. Ở đây, chúng ta dùng tình yêu thương để bảo vệ người khác khỏi lòng tham, sự thù hận và sợ hãi. Cuộc sống có thể tàn nhẫn, sự thật có thể tàn nhẫn, nhưng chúng ta không chọn hành động tàn nhẫn với người khác.

Cập nhật: 28/10/2024 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video