Vì sao mưa làm những cơn đau trở nên tồi tệ hơn?

Hiểu được mối liên hệ giữa thời tiết và cơn đau sẽ giúp cho các nhà khoa học tìm ra cách thức điều trị và giảm đau mới.

Con người đã nhận thấy mối liên hệ giữa thời tiết xấu và những cơn đau nhức mãn tính từ lâu. Thậm chí một số người còn có thể dự đoán được trước thời tiết nắng mưa dựa vào những cơn đau của họ.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 9.000 người bị các cơn đau mãn tính, chẳng hạn như viêm khớp, đau lưng và chứng đau nửa đầu... Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu họ ghi chú lại các triệu chứng và cơn đau của họ hàng ngày bằng việc sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh. Ứng dụng này cũng đồng thời kết hợp với việc thu thập thông tin thời tiết mỗi giờ. Điều này giúp cho phép các nhà khoa học đánh giá được mối liên hệ giữa thời tiết và mức độ đau đớn của bệnh nhân.


Mưa khiến cho tâm trạng tồi tệ và những cơn đau mãn tính trở nên dữ dội hơn. (Nguồn ảnh: independent.co.uk).

Những người tình nguyện tham gia sống ở ba thành phố khác nhau - Leeds, Norwich và London (Anh) đã cho thấy rằng, khi số ngày nắng tăng lên từ tháng 2 đến tháng 6, khoảng thời gian mà những người bệnh bị cơn đau hành hạ đã giảm đi rõ rệt. Trong khi đó, thời tiết ẩm ướt từ tháng 6 trở đi kết hợp cùng số giờ nắng giảm xuống đã khiến mức độ đau đớn của bệnh nhân tăng lên khá cao. Dự án nghiên cứu này kéo dài 18 tháng, hiện đang tiến hành đến giai đoạn giữa. Các nhà nghiên cứu đã quyết định báo cáo kết quả sơ bộ lên Hội đồng khoa học Anh.

Giáo sư Will Dixon, chuyên gia trong lĩnh vực viêm khớp tại bệnh viện Salford Royal và là người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết 80% số bệnh nhân của ông đều nghĩ rằng có một mối liên hệ nào đó giữa thời tiết và đau đớn. 50% số bệnh nhân cho rằng có thể đự đoán được thời tiết thông qua những cơn đau.

Đau mãn tính có thể là hậu quả của những quá trình mắc bệnh mãn tính ở các cấu trúc thân thể (như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp xương, đau sau mổ...), nội tạng hay của những tình trạng rối loạn chức năng ở những phần thuộc hệ thần kinh ngoại vi (như bệnh lý rễ thần kinh, đau thần kinh tam thoa...) hoặc cả hai. Đau mãn tính cũng có thể do những tác nhân tâm lý hay môi trường (như đau đầu căng cơ, đau đầu migraine...).


Có một mối liên kết giữa nhiệt độ lạnh, độ ẩm và những cơn đau.

Viêm là một phản ứng tự vệ tích cực của cơ thể. Khi bị nhiễm virus hay trầy xước, hệ miễn dịch gửi các tế bào bạch cầu tới tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng. Khi đã tiêu diệt các nguy cơ, hệ miễn dịch sẽ gọi các bạch cầu trở lại. Trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận ra rằng, đôi khi hệ miễn dịch vẫn tiếp tục đưa ra các tín hiệu báo động ngay cả khi các vết thương đã được xử lý xong, gây ra hiện tượng viêm mãn tính và liên quan tới một số bệnh nặng, bao gồm cả bệnh tim và tiểu đường.

Nói về mưa và các cơn đau, Will cho biết: "Tôi chắc chắn có một mối liên kết giữa nhiệt độ lạnh, độ ẩm và những cơn đau. Bên cạnh đó, lượng mưa cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc gây ra các cơn đau". Dixon nói, ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho con người có tâm trạng tốt hơn và điều này sẽ tiết ra các hóc môn làm giảm các cơn đau.

Giáo sư Dixon, một nhà dịch tễ học kỹ thuật số tại Đại học Manchester, cho biết: "Tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp cho các bệnh nhân có thể lên kế hoạch để đối phó với những cơn đau của mình phù hợp với sự chuyển biến của thời tiết. Ngoài ra, hiểu biết sâu về mối liên hệ giữa cơn đau và thời tiết sẽ cho phép các nhà nghiên cứu y tế khám phá ra những phương pháp điều trị giảm đau mới".

Cập nhật: 15/09/2016 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video