Vì sao người Nga đón Giáng sinh vào tháng 1?

Giáng sinh, ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Jesus, thường được tổ chức vào ngày 24 và 25/12 ở các nước Thiên Chúa giáo. Sự kiện này đã rất quen thuộc với hầu hết chúng ta, nhưng ngoài lễ Giáng sinh vào tháng 12 thì còn có một lễ Giáng sinh khác vào tháng 1 ở Nga và một số nước Chính thống giáo Đông phương.

Lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 còn được gọi là ngày Giáng sinh cũ.

Thay vì đón giáng sinh vào đêm 24 và cả ngày 25/12 như các nước trên thế giới, người dân xứ sở bạch dương lại chọn ngày 7/1.

Những người theo đạo Chính thống giáo tổ chức lễ Giáng sinh ở Nga cùng hàng triệu tín đồ trên toàn thế giới vào 7/1 hàng năm. Ban đầu, những người theo đạo Chính thống và Công giáo đều đón Giáng sinh vào chung một ngày. Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII công bố một loại lịch mới - lịch Gregorian ở châu Âu. Ngay lập tức, hầu hết các nước Công giáo châu Âu áp dụng lịch mới và năm đó ngày 5/10 trở thành 15/10. Ở Đức, lịch mới được áp dụng vào đầu thế kỷ 18. Mỹ và Anh sử dụng lịch Julian cũ đến năm 1752.


Chợ Giáng sinh tại quảng trường Đỏ, Moskva. (Ảnh: Văn Thiên Hào).

Ở Nga, lịch Gregorian chỉ được thông qua vào năm 1918 theo sắc lệnh của Chính phủ Liên Xô, ngày 31/1 năm đó đổi thành 14/2. Tuy nhiên, nhà thờ Nga không chấp nhận những thay đổi và tiếp tục tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25/12 theo lịch Julian, tức ngày 7/1 năm sau theo lịch Gregorian. Hiện tại, hai lịch này chênh nhau 13 ngày. Ngoài Nga, nhiều nhà thờ theo Chính thống giáo cũng tổ chức Giáng sinh vào tháng 1: Ukraine, Kyrgyzstan, Kazhkhstan, Moldova, Belarus, Armenia, Montenegro, Bắc Macedonia, Ba Lan, Israel, Serbia, Georgian, Ethiopia, Ai Cập... Đây là lý do lễ Phục sinh, Giáng sinh và một số ngày lễ tôn giáo khác đến Nga muộn hơn 2 tuần.

Giáng sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo đạo Chính thống giáo, là thời điểm đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay. Khoảng 2,3 triệu tín đồ Cơ đốc giáo chính thống Nga đổ xô đến các nhà thờ, tham gia vào các lễ hội rước, nghi lễ vào đêm Giáng sinh, hát thánh ca... Sự kiện trang trọng này được tổ chức tại hàng nghìn thành phố, thị trấn của liên bang Nga.


Không khí trong một nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống vào đêm Giáng sinh tại Nga. (Ảnh: Caspian News)

Lễ Giáng sinh được coi là biểu hiện của quyền năng, sự linh thiêng, giúp tăng cường sự đoàn kết giữa mọi người. Lễ hội truyền thống này bắt đầu vào đêm Giáng sinh, được gọi là Sochyelnik. Những người theo đạo Thiên chúa ở Nga, chiếm khoảng 75% dân số, sẽ tập trung cầu nguyện, cùng nhau tổ chức một bữa tiệc lớn, ấm cúng bên gia đình. Những món ăn truyền thống trên bàn tiệc có dưa chuột muối, nấm muối, dưa cải bắp, táo ngâm, bánh nướng nhân thịt, nấm, cá, rau... Họ cũng có truyền thống tặng quà cho nhau, trang trí nhà cửa bằng các hình thiên thần, vì sao và hoạt cảnh Chúa giáng sinh. Một số người Nga không ăn chay, hoặc đi lễ nhà thờ nhưng vẫn tổ chức tiệc Giáng sinh., bởi họ coi đây là ngày lễ của tình yêu, sự chấp nhận và lòng khoan dung.

Một truyền thống được người Nga thường làm trong dịp này là đi xem bói. Việc xem bói này được thực hiện bởi những phụ nữ trẻ, chưa kết hôn, tập trung tại một ngôi nhà hoặc Banya - phòng tắm hơi kiểu Nga. Họ mặc váy ngủ và xõa tóc. Những người phụ nữ lớn tuổi thực hiện một nghi lễ để mang lại sự thịnh vượng cho gia đình. Đàn ông và phụ nữ có gia đình không được phép tham gia. Đây chỉ là một truyền thống giải trí của người dân.


Ded Moroz (áo đỏ) và Snegurochka, phiên bản ông già Noel cùng trợ thủ là công chúa tuyết phiên bản Nga. (Ảnh: Travel Triangle).

Truyền thống ăn mừng Giáng sinh ở Nga có một số nét khác với phương Tây: không có phong tục tặng quà cho nhau vào dịp Giáng sinh, không có ông già Noel và cây thông Noel được trang trí một cách đặc biệt.

Xứ sở bạch dương có phiên bản ông già Noel của riêng mình, khác với hình ảnh quý ông vui tính, bụng tròn mặc đồ đỏ xuất hiện trong các bộ phim Hollywood và trên thiệp giáng sinh ở Mỹ. Ông già Noel ở Nga gọi là Ded Moroz, thường khoác áo choàng lông màu đỏ, xanh hoặc vàng, chân đi ủng truyền thống của Nga và ngồi xe ngựa thay vì tuần lộc. Trợ thủ của ông là cô cháu gái Snegurochka - công chúa tuyết má hồng, tóc vàng và rất hay cười. Thay vì đêm Giáng sinh, Ded Moroz thường tặng quà cho trẻ em vào đêm giao thừa.

Không phải Bắc Cực, nơi trẻ em Nga có thể đến gặp Ded Moroz là một điền trang ở thị trấn Veliky Ustyug, vùng Vologda Oblast. Trẻ em Nga cũng thường gửi thư cho ông già Noel với hy vọng điều ước thành hiện thực. Du khách thường đổ xô tới đây dịp Giáng sinh để chụp ảnh cùng ông già Noel, cưỡi troika - xe ba ngựa mà Ded Moroz lái đi phát quà và tham gia các hoạt động giải trí mùa đông.

Cập nhật: 23/12/2021 Theo VnExpress/VnReview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video