Vì sao ở quốc gia này, mua một lon "bò húc" cũng phải trình căn cước công dân?

Những lệnh cấm kỳ quặc

Những người nước ngoài chuyển đến Nga dường như mong đợi một vài thay đổi trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi, họ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những thứ nhỏ nhặt nhất mà họ làm ở quê nhà thì đến đây sẽ bị cấm.

Phô mai và LinkedIn

Có lẽ điều phàn nàn nhiều nhất của những người nước ngoài sống ở Nga là thiếu một số loại pho mát do châu Âu sản xuất.

Năm 2014, Nga đã cấm nhập khẩu số lượng lớn một số loại thực phẩm từ Liên minh châu Âu để đáp trả các lệnh trừng phạt của EU đối với nước này. Chính sách trừng phạt khiến người Nga và người nước ngoài không được tiếp cận với một số sản phẩm mà họ đã quen dùng.

"Ai đó nhắc đến pho mát sữa tươi từ Pháp. Tôi nhớ chúng rất nhiều. Và bít tết chất lượng tốt từ Úc và Mỹ. Tất cả chỉ vì các lệnh trừng phạt", Jay Miller, một người nước ngoài ở Nga cho biết.


Việc không thể truy cập mạng xã hội LinkedIn ở Nga khiến nhiều người bất ngờ.

Trong khi lệnh cấm đối với một số loại thực phẩm đã trở thành điều quen thuộc trong nhiều năm, việc không thể truy cập mạng xã hội LinkedIn ở Nga khiến nhiều người nước ngoài thậm chí còn bất ngờ hơn.

Vào năm 2016, một tòa án Nga đã phán quyết rằng LinkedIn phải bị chặn ở Nga, vì trang web bị cáo buộc vi phạm luật lưu trữ dữ liệu mới.

Kể từ đó, mạng xã hội sự nghiệp vẫn chính thức bị cấm ở nước này. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn có thể tìm cách "vượt rào" lệnh cấm bằng cách sử dụng các dịch vụ VPN.

Nước tăng lực

Không có lệnh cấm liên bang về việc bán nước tăng lực cho trẻ vị thành niên ở Nga. Tuy nhiên, nhiều nhân viên thu ngân thường yêu cầu căn cước công dân để làm bằng chứng về độ tuổi hợp pháp khi một người đến cửa hàng lấy nước tăng lực, vì nghi ngờ có sự vi phạm.


 Tùy thuộc vào nơi bạn ở, bạn có thể mua hoặc không mua được nước tăng lực nếu bạn dưới 18 tuổi.

Trên thực tế, nhân viên thu ngân thực sự có quyền yêu cầu xem căn cước, vì việc bán nước tăng lực cho trẻ vị thành niên bị cấm ở cấp địa phương ở gần một nửa số khu vực của Nga, dù không phải ở khắp mọi nơi.

Do đó, tùy thuộc vào nơi bạn ở, bạn có thể mua hoặc không thể mua một lon Red Bull (thương hiệu "Bò húc" quen thuộc ở Việt Nam), hoặc nước tăng lực khác nếu bạn dưới 18 tuổi. Đôi khi, các quy định được diễn giải một cách khá bâng quơ, dẫn đến những sự cố hơi hài hước.

"Tôi tin rằng ở Nga có luật chống bán nước tăng lực như Redbull cho trẻ vị thành niên. Nhưng tôi không nghĩ rằng các loại nước có ga khác cũng bị tính vào. Vì vậy, tôi đã mua hai lon Coke Zero nhỏ tại một cửa hàng nhỏ ở Vologda và một nhân viên thu ngân đã yêu cầu tôi cung cấp hộ chiếu", Andrea Doherty, một người nước ngoài sống ở Moscow, cho biết.

"Tôi nói rằng tôi không có, vì vậy anh ta không bán chúng cho tôi. Tôi đã hoàn toàn bối rối. Đây là lần duy nhất tôi được yêu cầu cung cấp hộ chiếu khi mua Coke".

Các loại thuốc

Một số người nước ngoài đã báo cáo những rắc rối mà họ phải đối mặt khi phát hiện ra thuốc theo toa mà họ đã sử dụng tại quốc gia của mình không thể được mua hợp pháp ở Nga.

Điều này là do các cơ quan y tế của Nga phải chứng nhận tất cả các loại thuốc được phân phối trong nước và đôi khi họ có quan điểm không giống với cơ quan quản lý ở nước khác.


Có một số loại thuốc không thể mua bán hợp pháp tại Nga.

"Provigil (Modafinil) và Adderall được coi là những hoạt chất được kiểm soát ở đây. Mua chúng từ các cửa hàng thuốc trực tuyến có thể bị phạt tù. Tôi được chẩn đoán mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) và  đơn thuốc của Mỹ là không phù hợp", Gene Kurbatov cho biết.

Trước khi lên máy bay đến Nga, Kurbatov được yêu cầu phải vứt thuốc tại sân bay,. Khi đến Nga, Kurbatov phải tìm kiếm sản phẩm thay thế phù hợp và hợp pháp để mua.

Đã có nhiều trường hợp có người bị bắt tại các bưu điện khi yêu cầu các loại thuốc không được đăng ký ở Nga.

Lệnh cấm đặc biệt

Cấm quay phim ở tàu điện ngầm Moscow có lẽ là một trường hợp đặc biệt hơn cả.

"Người bảo vệ trong tàu điện ngầm Moscow cấm tôi chụp ảnh các nhà ga đẹp. Tôi buộc mình phải cho anh ta xem các bảng thông tin ở khắp mọi nơi nói rằng được phép chụp ảnh trong tàu điện ngầm (miễn là bạn không sử dụng chân máy, đèn flash hoặc cản trở luồng hành khách). Đó là trải nghiệm tiêu cực duy nhất mà tôi có trong suốt hai tuần ở lại", Seb Renard nói.

Một người nước ngoài khác lên tiếng về một lệnh cấm bất thành văn liên quan đến việc mở cửa sổ khoang tàu cho đỡ bí.

"Thật là ngột ngạt khi các cửa sổ xe lửa được đóng chặt và hệ thống sưởi hoạt động mạnh, đặc biệt là khi ai đó đang ăn cá hoặc trứng luộc trong toa. Những người phụ nữ trên tàu luôn từ chối mở cửa, kể cả trong mùa hè".

Vì một số lệnh cấm này không phải là luật thành văn, nên nhiều người hy vọng sẽ đạt được bằng cách thương lượng. Nhưng điều đó còn tuỳ thuộc vào may mắn.

Cập nhật: 12/05/2022 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video