Vì sao quần áo dùng máy sấy làm khô thì mềm, nhưng phơi ngoài nắng lại cứng cong queo?

Nếu sở hữu một chiếc máy sấy quần áo trong nhà, hẳn bạn sẽ nhận ra một điều: Lấy quần áo ra khỏi máy sấy rất "sướng tay", vì chúng mềm và khác hoàn toàn với quần áo được đem đi phơi ngoài nắng.

Đồng ý rằng quần áo đem phơi sẽ có mùi rất dễ chịu của nắng, nhưng chất vải lại khô cứng và đôi khi còn làm da bị ngứa.

Vấn đề là tại sao 2 phương pháp đều sử dụng nhiệt để loại bỏ nước và làm khô đồ lại cho kết quả khác nhau đến thế?

Làm khô bằng máy sấy vs để khô ngoài không khí

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu một số thay đổi về kết cấu của vải khi được tiếp xúc với nước trong quá trình giặt.

Những loại vải chúng ta thường sử dụng đều được dệt từ các loại sợi thực vật, hay còn gọi là cellulose với đặc tính hút ẩm cao. Khi được ngâm vào nước, chúng sẽ hút nước hết mức có thể cho đến khi bão hòa. Trạng thái này khiến cho các liên kết hydro bị phá vỡ.


Quần áo đem phơi sẽ có mùi rất dễ chịu của nắng.

Liên kết hydro là liên kết giữa các chuỗi polyme trong cấu trúc của cellulose. Khi liên kết này bị phá vỡ, các chuỗi polyme có thể trượt qua nhau. Đặc điểm này mang đến lợi ích cho vải là dễ giặt tẩy.

Nhưng các liên kết hydro sẽ không biến mất hoàn toàn, chúng lại được tái tạo khi nước bắt đầu bay hơi, đưa cellulose quay trở lại trạng thái liên kết mạnh mẽ và chắc chắc như ban đầu.

Vấn đề nằm ở chỗ cách thức làm nước bay hơi sẽ cho ra kết cấu cuối cùng sợi vải khác nhau, và đây chính là chìa khóa để chúng ta giải mã thắc mắc bao lâu nay.

Nếu sử dụng máy sấy, quần áo sẽ phải chuyển động liên tục. Điều này làm ảnh hưởng đến việc hình thành lại các liên kết hydro: khó khăn hơn, kém chắc hơn và không được toàn diện, nhờ thế mà vải sẽ mềm hơn. Ngược lại khi phơi ngoài trời, với tình trạng khá tĩnh thì đây là một điều kiện tốt để hệ thống liên kết hydro được tái tạo một cách hoàn hảo, khiến sợi vải cứng và thô ráp.

Cách nào là tốt hơn cho quần áo?

Dù dùng máy sấy khiến quần áo mềm hơn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng để khô tự nhiên trong không khí mới lựa chọn tốt nhất để giữ cho quần áo của bạn được bền hơn.

Việc phơi tự nhiên sẽ không làm phai quần áo hay dẫn đến một số rủi ro như rách, mòn nhiều như khi dùng máy sấy. Tuy nhiên, quần áo khô tự nhiên thường có những nếp nhăn, đòi hỏi phải dùng bàn là để đồ được phẳng phiu hơn.


Để khô tự nhiên trong không khí mới lựa chọn tốt nhất để giữ cho quần áo của bạn được bền hơn.

"Tuy việc quần áo luôn sau khi phơi bị cứng có hơi khó chịu một chút, nhưng đổi lại bạn vừa có thể bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Máy sấy là một nguồn tiêu thụ điện không phải dạng vừa". 

Chưa kể ở Việt Nam, chi phí để sắm được một chiếc máy sấy quần áo không phải là nhỏ đâu nha.

Làm sao để quần áo không "khô cong queo"

Một số mẹo phổ biến mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng khô cứng là sử dụng dấm và dùng ít thuốc tẩy hơn.

Thuốc tẩy là một trong những nguyên nhân khiến vải bị cứng. Sử dụng dấm sẽ giúp hòa tan thuốc tẩy và đóng vai trò như nước xả vải tự nhiên, giúp vải mềm hơn. Vấn đề mùi hương có thể làm bạn ái ngại nhưng đừng lo, sau khi phơi mùi dấm sẽ biến mất.


Thuốc tẩy là một trong những nguyên nhân khiến vải bị cứng.

Thói quen giũ quần áo trước khi phơi của nhiều người cũng rất có lợi vì như giải thích ở trên, việc chuyển động liên tục trong máy sấy giúp quần áo mềm thì với phơi không khí, bạn có thể tạo những chuyển động nhân tạo cho quần áo.

Tương tự như thế, những ngày có gió là điều kiện rất thuận lợi cho cách làm khô quần áo tự nhiên này.

Cập nhật: 20/05/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video