Vì sao sao Thủy vẫn tồn tại từ trường?

Lớp từ trường bí ẩn của sao Thủy vẫn còn là một câu đố hóc búa với các nhà khoa học.

Sao Thủy là một hành tinh nhỏ bé, nhỏ nhất trong số các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Nó chỉ bằng 1/3 kích thước của Trái đất và đủ điều kiện là một hành tinh chỉ vì khoảng cách gần Mặt Trời. Nếu như được đặt ra ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương, thì cùng với sao Diêm Vương, Haumea, Makemake, sao Thủy có khả năng bị phân loại vào nhóm các hành tinh lùn.

Nhưng nó vẫn là một hành tinh nằm "chễm chệ" ở đó, gần Mặt Trời nhất, quay quanh trung tâm Thái Dương Hệ với vận tốc 105.000 dặm/giờ (khoảng 50km/s) – đủ nhanh để hoàn tất toàn bộ quỹ đạo chỉ trong vòng 88 ngày.


Hình ảnh trực quan hóa từ trường của sao Thủy.

Và, vì một lý do kỳ lạ nào đó mà không ai hiểu được, đó là… hành tinh này vẫn tồn tại từ trường.

Từ trường là thứ đặc biệt, hiếm khi một hành tinh nào sở hữu nó. Thông thường, từ trường của một hành tinh được tạo ra theo phương thức của hiệu ứng dynamo. Trong trường hợp của Trái đất, chúng ta có một nhân nóng chảy với cấu tạo chủ yếu là sắt di chuyển nhanh chóng theo đường xoắn ốc. Sức nóng dữ dội của vùng lõi khiến kim loại phải chảy ra ngoài bề mặt nhân (để thoát ra ngoài khoảng không) và như vậy thông qua sự đối lưu, lớp vỏ của lõi Trái đất liên tục đảo lên và lại nguội đi chìm xuống, truyền nhiệt ra ngoài trong hành trình di chuyển.

Sự kết hợp của yếu tố quay vòng nhanh chóng nơi vùng lõi và các luồng đối lưu khổng lồ tăng và giảm liên tục thông qua lớp vỏ thúc đẩy đã xây dựng nên một lớp từ trường mạnh, mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.

Để tạo ra một lớp từ trường, chúng ta sẽ cần nhiệt độ. Nhưng lạ kỳ thay, sao Thủy thì lại… lạnh lẽo.

Lượng nhiệt của Trái đất đến từ 2 nguồn: sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố và lượng nhiệt còn lại từ thời kỳ hình thành của nó. Kích thước tương đối lớn của Trái đất cho phép nó giữ lại lượng nhiệt qua hàng tỷ năm, nhưng sao Thủy lại không may mắn như vậy. Bản chất "thể hình" nhỏ bé của nó khiến cho nhiệt lượng thoát ra nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta có thể nhanh chóng nảy ra ý nghĩ thực tế là phần lõi của sao Thủy vốn đã nguội lạnh thành một quả bóng sắt cô đặc từ lâu.

Tuy nhiên, mặc dù từ trường của sao Thủy khá yếu, nhưng nó vẫn tồn tại, thật trêu đùa. Thứ gì đang khiến nó hoạt động? Nguồn năng lượng đó đến từ đâu? Nó không thể đến từ lõi, nhưng cũng có thể vùng lõi đó vẫn còn chút nhiệt, đủ ấm để điều khiển chậm chạp và tài tình đối lưu trong lớp vỏ. Đó là một giả thuyết có thể chấp nhận, nhưng thế giới nhỏ bé tốc độ trong vùng lõi của nó vẫn đang nắm giữ bí mật một cách cực kỳ kín đáo.

Cập nhật: 09/03/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video