Vì sao trái bóng ở mỗi kì World Cup lại khác nhau?

Nhìn nhận câu hỏi này từ góc nhìn qua học có thể mang đến cho bạn câu trả lời khá thú vị.

Vì sao mỗi năm trái bóng World Cup lại khác nhau? Giáo sư vật lý John Eric Goff của trường Đại học Lynchburg đồng thời là tác giả cuốn sách “Gold Medal Physics: The Science of Sports” mới đây đã có những giải thích cho câu hỏi thú vị này dưới góc nhìn khoa học. Thực tế, tất cả những thay đổi được áp dụng mỗi năm đều không phải là tốt nhất và thậm chí nó còn gây ra thêm vấn đề.

Đối với trái bóng đá, một trong những mục đích tiên quyết là làm nó tròn nhất có thể. Trước đây, chúng ta thường thấy trái bóng gắn liền với hình ảnh đen - trắng xen kẽ với 20 miếng da hình lục giác và 12 miếng gia hình ngũ giác kết hợp. Chúng tạo ra hình khối xấp xỉ hình tròn nhất khi ghép lại với nhau. Tuy nhiên, kể từ kì World Cup 2006, người ta đã nghĩ ra những cách sách tạo hơn để tạo ra hình tròn của trái bóng.


Trái bóng Teamgeist của World Cup 2006 (Đức).

Công nghệ mới cho phép Adidas tạo ra những trái bóng với ít mảnh ghép hơn. Ít mảnh ghép đồng nghĩa với ít phần gờ và trái bóng sẽ có bề mặt trơn tru hơn. “Khi trái bóng có bề mặt quá trơn tru, mức độ cản không khí sẽ tăng lên. Nó như thể bạn bạn đá một trái bóng bãi biển vậy”, John Eric Goff chia sẻ. Đó là những gì đã xảy ra với trái bóng Teamgeist của World Cup 2006. Các cầu thủ năm đó đã nhiều lần phàn nàn rằng trái bóng này không đi theo quỹ tạo mà họ kì vọng. Vì thế vào năm 2010, Adidas sửa lỗi bằng cách thêm một số hoạ tiết để tạo ra một bề mặt gồ ghề hơn cho trái bóng. Vấn đề liệu đã được giải quyết?


Trái bóng Jabulani của World Cup 2010 (Nam Phi).

Thế nhưng, trái bóng Jabulani của World Cup 2010 lại là một thất bại bởi nó không đủ tròn. Khi đá ở một số vận tốc nhất định, bạn sẽ thấy trái bóng này đột ngột giảm tốc trong hướng bay.

Năm 2014, số lượng miếng ghép trên trái bóng World Cup tiếp tục giảm xuống (bớt hai mảnh) nhưng Adidas khẳng định chiều dài các phần gờ trên trái bóng này dài hơn quả bóng tiền nhiệm tới 68%. Nhờ thế, trái bóng này vẫn có một độ tròn chấp nhận được trong khi bay xa hơn trái bóng năm 2010.


Trái Brazuca (World Cup 2014 - Brazil) và Telstar 18 (World Cup 2018 - Nga).

Đối với trái Telstar 18 (ở vòng đấu loại trực tiếp là Telstar Mechta), trái bóng này có diện tích phần gờ tiếp tục dài hơn những gì đã có trên Brazuca (World Cup 2014) 30%. “Vì thế trái bóng này có thể hơi gồ ghề, mặc dù Adidas đã bù lại cho điểm này bằng cách làm cách phần gờ nông hơn”, John nói. Dù vậy, một số thử nghiệm cho thấy bóng Telstar có các đặc điểm tương dự Brazuca.

John cũng nhận định lý do lớn nhất đằng sau việc mỗi kì World Cup lại có một trái bóng khác nhau cũng có thể là tiền. Trái bóng World Cup 2018 có giá lên tới 100 USD, cao hơn khá nhiều so với mức giá trung bình 20 USD của một quả bóng đá. Dù vậy, công bằng mà nói đây vẫn là trái bóng có nhiều công nghệ thú vị. Bên cạnh được gắn chip NFC, các mảnh của nó còn được gắn với nhau bằng nhiệt. Cơ chế này giúp cản nước thấm vào bên trong trái bóng, giữ nước và có thể khiến bóng nặng hơn.

Cập nhật: 03/07/2018 Theo saostar
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video