Vì sao từ chữ viết bằng mực xanh đen lại biến thành đen?

Nếu dùng mực xanh đen để viết nhật ký, bạn sẽ phát hiện dòng chữ hôm nay viết là màu xanh, còn chữ viết ngày hôm qua đã là màu đen. Hiện tượng đó là kết quả của sự thay đổi hoá học.

Thành phần chủ yếu của mực xanh đen là tananh pherơx. Nó là 1 chất không phải màu xanh mà cũng không phải màu đen, mà có màu xanh lá cây nhạt. Tất nhiên mực như thế viết ra sẽ không rõ ràng, vì thế người ta cho thêm thuốc nhuộm hữu cơ vào đó. Như vậy mực sẽ  xuất hiện màu xanh nhiều hơn.

Cho nên khi mới dùng mực xanh đen để viết, thoạt đầu là màu xanh, đó là màu gốc của mực. Nhưng qua 1 thời gian, chất tananh pherơx trong mực sẽ phản ứng hoá học với ôxy trong không khí mà biến thành tananh sắt. Đây là chất kết tủa màu đen, làm biến đổi chữ viết trước dây thành màu đen.

Có 1 số người sau khi dùng mực viết xong thường quên đậy nắp lọ mực, làm như vậy có 2 cái không nên. Một là lượng nước nhanh chóng bốc hơi, mực càng ngày càng cạn đi. Hai là chất tananh pherơx ở trong mực sẽ phản ứng với oxy không khí trở thành tananh sắt. Chất này kết tủa. Kết quả do mực bị kết tủa khi chấm ngòi bút vào mực, chất cặn của mực sẽ bít chặt lấy ngòi bút khiến khi viết không ra chữ.

Theo trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video