Vì sao Venice được xây trên cọc gỗ có thể tồn tại 15 thế kỷ qua?

Thành Venice nước Ý còn được gọi với một tên khác là Thành phố Nổi. Đó là vì Venice là một quần thể 118 hòn đảo nhỏ kết nối với nhau bởi một loạt cây cầu và kênh rạch. Tuy vậy, Venice không phải được xây dựng trực tiếp trên các hòn đảo, mà là trên một hệ thống sàn gỗ được chống đỡ bởi các cọc gỗ đóng xuống dưới nước.


Venice là một địa danh du lịch nổi tiếng nhất nước Ý. (Ảnh: Shutterstock).

Câu chuyện về Thành Venice bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Sau sự suy bại của Đế chế La Mã, những người man rợ từ phía bắc đã càn quyét các vùng lãnh thổ trước đây thuộc sự quản lý của thành Rome. Để trốn chạy khỏi những cuộc truy lùng này, cộng đồng người Venetia phải từ bỏ nhà cửa để lánh nạn tại các khu vực đầm lầy xung quanh, và trên các hỏn đảo Torcello, Iesolo và Malanmocco nhiều cát.

Ban đầu họ chỉ tạm thời trú lại trong tự nhiên, dần dà người Venetia cảm thấy quen thuộc và quyết định định cư hẳn tại nơi đây. Để có thể tiến hành xây dựng các công trình kiên cố, đầu tiên họ phải đóc cọc gỗ xuống nền cát. Sau đó, sàn gỗ được lắp đặt lên trên các cọc gỗ này, cuối cùng mới xây nhà lên.


Những cọc gỗ, nền móng của Venice.

Một cuốn sách ra đời thế kỷ 17 kể về quá trình xây dựng thành Venice đã mô tả lại số lượng gỗ cần sử dụng chỉ riêng cho việc đóng cọc. Theo đó, khi nhà thờ Santa Maria Della Salute được xây dựng, người ta đã đóng tới 1.106.657 cọc gỗ, mỗi cái dài 4 mét, xuống dưới nước. Quá trình mất 26 tháng để hoàn thành. Gỗ được lấy từ các cánh rừng ở Slovenia, Croatia và Montenegro, rồi chuyển tới Venice bằng đường thủy. Quy mô của đại dự án này hẳn phải khiến người người thán phục.


Nhà thờ Santa Maria Della Salute của Venice. (ảnh: maxpixel).

Dùng gỗ để nâng đỡ các kiến trúc xây dựng khiến nhiều người khó hiểu, vì gỗ không bền bỉ bằng đá hay kim loại. Tuy nhiên, bí kíp trường cửu của hệ thống cọc gỗ Venice chính là vì chúng nằm dưới nước. Gỗ ngoài không khí bị phân hủy vì những tác nhân nhỏ bé như nấm và vi khuẩn. Nhờ việc bị ngâm trong nước, những cọc gỗ ở Venice không phải tiếp xúc với khí oxy, một yếu tố quan trọng cần thiết cho các vi sinh vật phát triển. Thêm vào đó, sự lưu chuyển liên tục của nước biển xung quanh và xuyên qua các cọc gỗ khiến chứng cứng lại và rắn chắc như đá.

Là một thành phố nằm giữa biển nước, Venice có một điểu ưu điểm vượt trội so với những đô thị láng giềng xây dựng trên nền đất thông thường. Ban đầu, Venice giúp người dân tránh khỏi nạn xâm lăng. Pepin, con trai của vua Charlemagne, định tấn công Venice, nhưng không cách nào lên được hỏn đảo xây dựng thành phố. Sau đó, Venice trở thành một thế lực về hàng hải trên Địa Trung Hải. Năm 1204, Venice liên minh với những người Lính Thập Tự Chinh và thành công thu phục được thủ đô của Byzantine là Constantinop. Tuy vậy, nơi đây bắt đầu suy yếu từ thế kỷ 15 và cuối cùng rơi vào tay Napoleon năm 1797 khi ông ấy thôn tính Italy.

Ngày nay, vùng nước vốn trước kia từng bảo vệ thành phố khỏi vô vàn cuộc tấn công của ngoại bang, nay lại trở thành mối nguy cho sự tồn tại của chính nó. Với những người dân Venice, thành phố bị ngập là chuyện bình thường, khi nước dâng lên khoảng hơn chục lần mỗi năm. Nước dâng lên chủ yếu là do những đợt thủy triều bất thường gây ra bởi gió lớn, bão tố và mưa nặng hạt trên đất liền. Tuy vậy việc này ngày một diễn ra thường xuyên hơn do nước biển dâng vì biến đổi khí hậu, gióng lên hồi chuông báo động cho toàn thành phố.

Một loạt các biện pháp đối phó đã được bàn thảo nhằm cứu Venice khỏi bị nhấn chìm. Một trong số đó là là Dự án Mo.S.E (Modulo Sperimentale Elettromeccanico, hay Mô-đun Cơ điện Thử nghiệm). Người tay sẽ xây dựng 79 cổng di động để ngăn phần nước bên trong thành phố khỏi biển Adriatic khi thủy triều dâng lên cao hơn 1m so với mức nước dâng (high water) thông thường.

Tuy vậy, nhiều nhà quan sát bi quan cho rằng các biện pháp như thế là chưa đủ để bảo tồn Veince mãi mãi, và rằng thành phố cuối cùng cũng sẽ trầm xuống đáy biển, giống như Atlantis huyền thoại xưa kia.

Xem thêm

Cập nhật: 03/08/2024 Theo trithucvn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video