Vì sao Việt Nam sử dụng điện áp 220v mà Nhật Bản lại chỉ dùng loại 110v?

Các thiết bị điện - điện tử trên thị trường Việt Nam của chúng ta hiện nay thường sử dụng ở mức điện áp 220V. Thế nhưng, sẽ có lần các bạn gặp phải những món đồ có xuất xứ từ Mỹ hoặc Nhật đòi hỏi sử dụng điện áp 110V và để sử dụng tại lưới điện tại VIệt Nam, chúng ta cần phải có bộ chuyển điện áp từ 220V xuống 110V. Ngoài ra, đối với một số bạn thường đi nước ngoài thì chắc hẳn sẽ quen thuộc với sự khác nhau về điện áp của lưới điện dân dụng giữa các nước.

Vậy đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Lịch sử dòng điện

Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta nên quay lại quá khứ để có thể hiểu 1 cách rõ ràng hơn. Thomas Edison không phải là người đầu tiên tìm ra điện, nhưng ông là 1 trong những cá nhân có nhiều đóng góp quan trọng nhất về dòng điện cho loài người.


Thomas Edison.

Điển hình có thể kể đến là hệ thống điện 1 chiều, 1 mô hình được ông thiết kế và sử dụng tại Mỹ với điện áp 110v. Dòng điện 1 chiều có thể hiểu đơn giản là dòng điện chạy theo 1 hướng nhất định và không có sự thay đổi dù cho cường độ của nó biến thiên tăng hoặc giảm như thế nào.

Nhưng vấn đề đặt ra là nó không phải lưới điện tối ưu, không đủ khả năng cung cấp trên quy mô lớn như thành phố, quốc gia.

Và đó là lúc cái tên của nhà khoa học lừng danh nhưng rất khác người Nikola Tesla lần nữa được vang lên. Theo nhiều câu chuyện kể lại, ông và Edison coi nhau như những kẻ thù không đội trời chung vì những mâu thuẫn trong tư tưởng phát minh cũng như việc sử dụng chúng.

Nhưng có 1 điều không thể chối cãi, Tesla là 1 trong những nhà khoa học sở hữu nhiều ý tưởng sáng tạo bậc nhất hành tinh. Có người còn so sánh ông với thiên tài toàn năng Leonardo Da Vinci thời phục hưng.


Nikola Tesla.

Vào thời đó, Tesla đã giới thiệu với toàn thế giới mạng lưới điện xoay chiều, là dòng điện có chiều và cường độ biến thiên theo thời gian. Và nó đã thể hiện rõ nét những ưu điểm so với điện 1 chiều và điển hình nhất là việc có thể phân bố cũng như sử dụng được ở quy mô lớn.

Điều này dẫn đến 1 cuộc chiến giữa 2 nhà khoa học vĩ đại thời bấy giờ. Tesla có thể đảm bảo việc sử dụng Dòng điện xoay chiều trên quy mô quốc gia. Về phía Edison, ông cho rằng lưới điện của ông sử dụng điện áp 110v thì sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Vậy sự khác biệt của điện áp 110v và 220v là gì?

Điều đầu tiên mà ai cũng nhắc tới đó chính là điện áp 110v sẽ an toàn hơn so với 220v. Cho nên những đất nước như Nhật, Mỹ sử dụng 110v là do đặt chỉ tiêu an toàn lên hàng đầu. Điều này vừa đúng vừa sai!

Sự thật là điện áp 110v đúng là có an toàn hơn song chỉ đối với điện áp 220v. Bởi bất cứ điện áp nào cũng gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo nghiên cứu, điện áp càng lớn thì càng nguy hiểm, 1 dòng điện có điện áp 24v và cường độ 10mA trở lên là đủ để lấy đi sinh mạng 1 người trưởng thành.


80% thế giới dùng điện áp 220v.

Thứ hai, chúng ta có thể kể đến việc hao tổn điện, dòng điện 110v cần dòng điện mạnh hơn nhiều so với 220v. Đó là chưa kể đến việc chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng của điện áp 110v là rất lớn bởi nó đòi hỏi đường dây, các trạm, cột dẫn điện phải có chất lượng cao hơn.

Do vậy, thời gian đầu có rất nhiều quốc giá sử dụng điện áp 110v nhưng do nhu cầu sử dụng tăng cao nên buộc phải thay thế dây dẫn để chịu được dòng điện lớn hơn. Lúc này, 1 số nước đã chuyển sang sử dụng điện áp 220v để không phải chịu áp lực đầu tư cơ sở vật chất quá lớn.

Xét trên khía cạnh kinh tế vĩ mô, điện áp còn là công cụ để điều tiết mậu dịch quốc gia, tránh hàng hóa giá rẻ từ nước này tràn qua nước khác.

Việc lựa chọn sử dụng loại điện áp nào trên phạm vi toàn quốc gia không chỉ dựa trên các yếu tố thuần kỹ thuật mà còn xét đến một số yếu tố khác như quy mô lưới điện, các bối cảnh lịch sử, chính trị,...

Việc thay đổi và giữ nguyên điện áp

Thực tế, 80% các nước trên thế giới sử dụng điện áp 220v, kể cả các nước châu Âu, châu Á, trong đó có Việt Nam do hiệu suất sử dụng cao hơn. Trong khi đó, 1 số nước như Mỹ, Nhật lại dùng 110v do yếu tố lịch sử.

Sau Thế chiến 2, các nước châu Âu dần chuyển hết sang điện áp 220v, một phần là vì lý do kinh tế, 1 phần do chiến tranh đã phá hủy nặng nề cơ sở vật chất nên việc chuyển đổi có vẻ dễ dàng hơn.


Thế chiến 2.

Ngược lại với châu Âu, từng có thời gian Mỹ xem xét việc chuyển đổi nhưng do chi phí quá lớn, cộng thêm việc toàn bộ các đồ điện dùng điện áp 110v cũ phải thay thế hết nên đã hủy kế hoạch này, Gần đây, Mỹ cũng đang cố gắng thay thế để lên chuẩn 240v mà vẫn có thể hạ áp để dùng thiết bị cũ.

Đối với Nhật Bản thì là một câu chuyện hoàn toàn khác, sau chiến tranh thế giới 2, Mỹ phụ trách tái tạo hệ thống điện vùng phía Tây Nhật Bản, còn Anh sẽ là vùng phía Đông. Đương nhiên Mỹ cũng sẽ tái thiết cho Tây Nhật Bản giống mình.

Còn phía Đông do Anh phụ trách cũng dùng điện áp 110v dù cho chính Anh và các nước châu Âu đều đã lên hệ thống 220v.


Hệ thống điện chia làm 2 của Nhật do 2 nước phụ trách tái tạo.

Một điểm đáng nói nữa là Việt Nam dùng điện 220v một phần nhiều là do cơ sở hạ tầng đã xây dựng phù hợp với điện áp này hơn. Thêm nữa, việc sử dụng 220v sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được kinh tế do cắt giảm rất nhiều điện hao hụt nếu như dùng điện áp 110v.

Một số trường hợp ngoại lệ - Những nơi không thể định đoạt chuẩn điện áp chung

Tại Brazil, nhiều nơi chủ yếu sử dụng điện áp từ 110V đến 127V. Tuy nhiên, một số khách sạn lại sử dụng điện áp 220V. Thủ đô Brasilia và khu vực đông bắc Brazil sử dụng điện áp 220-240V.

Cập nhật: 28/04/2020 Theo daubao/tinhte
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video