Vì sao virus cúm sinh sôi mạnh vào mùa đông?

Cấu trúc cúm A

Virus cúm gà H5N1 phát triển mạnh trong mùa lạnh từ tháng 10 tới tháng 3, tương ứng với giai đoạn hoạt động cao điểm của các chủng virus cúm thường ở người.

Giới chuyên gia lo ngại rằng virus cúm gà ở người và gà sẽ "giao duyên" trong một "vật chủ hỗn hợp" (nghĩa là có thể lây nhiễm cả hai loại virus, ví dụ như con người hoặc lợn) tạo ra một con lai hung dữ có khả năng lây nhiễm dễ dàng từ người sang người và đủ sức tiêu diệt hàng triệu người trên thế giới.

Câu hỏi đặt ra là vì sao cao điểm của dịch cúm lại thường rơi vào quãng thời gian này trong năm? Các nhà khoa học cho rằng có vô số lý giải cho điều này, từ việc virus sống "dễ chịu" hơn trong môi trường mát mẻ và ẩm thấp cho tới việc con người thường tụ tập trong mùa lễ hội, tạo điều kiện cho virus sinh sôi nảy nở.

Năm ngoái, một nhóm khoa học châu Á đã công bố trên tạp chí Nature rằng virus H5N1 hoạt động ở Trung Quốc từ năm 2001 theo một kiểu mùa, mà đỉnh điểm rơi vào giai đoạn tháng 10 tới tháng 3, khi mà nhiệt độ trung bình thấp hơn 20 độ C. Đặc biệt là nhiệt độ càng thấp thì virus càng sống tốt hơn.

"Khi nhiệt độ dưới 20 độ C, tỷ lệ phân lập của H5N1 tăng lên 15% ở thuỷ cầm", Yuen Kwok-yung, nhà khoa học hàng đầu của Hong Kong trong cuộc chiến chống SARS và cúm gà, cho biết. Tỷ lệ phân lập là lượng virus có trong mẫu bệnh phẩm như máu, chất thải.

Thuỷ cầm được xem là nguồn chứa H5N1 tự nhiên, giúp virus lần đầu tiên nhảy sang người ở Hong Kong vào năm 1997, làm 6 người thiệt mạng. Từ cuối năm 2003, virus gây đại dịch trong thế giới gia cầm ở nhiều nước châu Á và làm ít nhất 62 người thiệt mạng. Trong vài tuần trở lại đây, virus đã xuất hiện ở châu Âu, gồm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Rumani. Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do chim di cư phát tán.

Virus cúm qua kính hiển vi

Samson Wong, một chuyên gia vi sinh của Đại học Tổng hợp Hong Kong cho biết virus cúm gà có thể sống tới 4 ngày trong nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C. Ở 0 độ C, chúng có thể sống được hơn 30 ngày. Loại siêu vi trùng này còn có thể thọ lâu hơn ở môi trường ẩm trên giọt nước và chất thải từ cơ thể.

Tiến sĩ Malik Peiris cũng từ Đại học Hong Kong cho biết "virus không sinh sôi bên ngoài vật chủ. Thông qua sự ô nhiễm của đất và phân, virus vẫn có thể tồn tại cho tới khi nó có thể chuyển từ vật này sang vật khác. Sự phát triển mạnh của virus có thể liên quan tới mật độ người và sự gần gũi giữa người với người trong mùa lạnh, hay việc di chuyển trong các phương tiện đóng kín cửa để giữ nhiệt. Con người cũng có khuynh hướng hội hè trong mùa lạnh".

Một lý do khác là tia cực tím giảm trong mùa đông. Theo Alan Hampson, cố vấn cho chính phủ Australia trong công tác chuẩn bị cho đại dịch cúm, tia cực tím có khả năng vô hiệu quá virus và vi khuẩn. "Tuy nhiên, chỉ riêng tia cực tím thì không đủ giải thích. Nó chỉ có thể là một yếu tố cấu thành. Còn có độ ẩm và nhiệt độ quyết định liệu virus có thể tồn tại bao lâu trong môi trường", Hampson nhấn mạnh.

Mỹ Linh (theo Reuters)

Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video