Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Với lượng mưa trung bình 11.873mm/năm - một ngôi làng ở Ấn Độ được được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.
Hàm lượng hơi nước phân bố ở các vùng đều khác nhau.
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.
Hàm lượng hơi nước phân bố ở các vùng đều khác nhau, ở miền Nam - Trung Quốc, hơi nước trong không khí nhiều hơn Bắc Bộ rất nhiều, miền Đông nhiều hơn miền Tây. Vì vậy, lượng mưa trong năm ở những nơi này cũng nhiều hơn.
Những vùng rừng núi có lượng mưa nhiều hơn những nơi ít rừng cũng có cùng nguyên nhân, đó là do rừng giống như một máy bơm khổng lồ, nhờ cây cối, nó không ngừng bơm một lượng lớn nước từ dưới đất đưa lên trời. Có người đã tính toán được rằng, một hecta rừng mỗi năm có thể làm bốc hơi nước khoảng 300.000 lít nước, vì vậy những vùng có nhiều rừng núi lại có lượng mưa nhiều như thế.
Một câu hỏi đặt ra: Một lượng nước nhiều như thế "bị" hút lên bầu trời, vì sao vùng rừng này không bị thiếu nước? Lớp đất dưới rừng cây luôn luôn có nước, đồng thời khi mưa nhiều, vùng rừng này có thể nhanh chóng bổ sung lại lượng nước đã bị bốc hơi. Cứ không ngừng tuần hoàn như vậy, cây cối trong rừng mới có thể phát triển tươi rốt rậm rạp.