Vì sao bé sơ sinh lại được lấy dấu vân chân thay vì vân tay?

Hiện nay ở hầu hết các bệnh viện, sản phụ sau khi sinh con xong thì các bé sơ sinh thường được lấy dấu vân chân. Điều này khiến các cha mẹ trẻ khá tò mò không biết làm vậy có tác dụng gì?

Ở nhiều bệnh viện, sau khi trẻ sơ sinh cất tiếng khóc chào đời, các y tá sẽ đưa bé đi khám sức khỏe. Theo đó một thủ tục mà bé sơ sinh nào cũng đều phải thực hiện đó là lấy dấu vân chân của trẻ trên một mảnh giấy. Có rất nhiều sản phụ phân vân không biết ý nghĩa của việc này là gì. Tuy nhiên thực tế điều này lại giúp bé nhà bạn được an toàn.

Bé được làm hồ sơ y tế vĩnh viễn

Vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, không tự cầm tay ký được như người lớn nên việc lấy dấu vân chân tương đương với chứng minh thư của trẻ. Và điều này sẽ được lưu lại vĩnh viễn trong hồ sơ y tế của bệnh nhân.


Vì trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, không tự cầm tay ký được như người lớn nên việc lấy dấu vân chân.

Giúp cha mẹ nhận biết chính xác con mình mà không nhầm lẫn

Tại bệnh viện, mỗi ngày có rất nhiều đứa trẻ chào đời, đặc biệt là những đứa trẻ mới sinh ra bề ngoài không mấy khác biệt. Bởi thế những dấu vân chân của trẻ ngay khi bé chào đời có thể giúp cha mẹ tìm được chính xác em bé của mình nếu có bất kì điều bất cẩn hay nhầm lẫn nào xảy đến.

Tương đương một chứng minh thư hay căn cước công dân

Tại Ấn Độ, giấy khai sinh của trẻ có sự xuất hiện của dấu vân chân, nó tương đương với một chứng minh thư đúng nghĩa để hợp pháp hóa khi làm chứng từ.

Một kỷ vật đầu đời của trẻ

Dấu vân chân của trẻ sẽ được lấy và lưu giữ lại tại bệnh viện. Ngoài ra, các bậc ba mẹ cũng có thể làm ra một “bản sao” dấu vân chân khác cho trẻ để lưu lại làm kỉ niệm trong các lần sinh nhật sau. Đây được coi là 1 kỷ vật đầu đời của bé. Và ở các lần sinh nhật sau, kỷ vật này theo thời gian sẽ là vô giá.


Dấu vân chân của trẻ sẽ được lấy và lưu giữ lại tại bệnh viện. (Ảnh minh họa)

Vì sao lại lấy dấu vân chân trẻ sơ sinh thay vì nên lấy vân tay?

Trẻ sơ sinh thường nắm chặt bàn tay

Những tháng đầu đời, bàn tay của bé chủ yếu ở trạng thái nắm chặt, ngón cái được bao bọc bởi 4 ngón còn lại và đôi khi thò ra ngoài.

Nguyên nhân khiến trẻ nắm chặt tay là do vỏ não của bé còn non nớt và khả năng điều chỉnh hoạt động cơ của tay còn hạn chế dẫn đến lực của cơ gấp mạnh hơn cơ duỗi nên bé luôn nắm tay nhỏ. Bởi thế nếu cố mở tay trẻ ra sẽ rất dễ gây tổn thương cho bé.


Bé sơ sinh có vân tay không rõ ràng như vân chân, bởi thế nên dấu chân dễ nhận biết hơn hẳn. (Ảnh minh họa)

Kết cấu của dấu vân chân dễ nhận biết hơn

Bé sơ sinh có ngón tay nhỏ, vân tay không rõ ràng như vân chân, bởi thế nên dấu chân dễ nhận biết hơn.

Cập nhật: 28/10/2022 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video