Vi tính hại mắt, làm sao?

Mỗi ngày không được ngồi vào máy tính, nhiều nhân viên văn phòng cảm thấy bứt rứt như thiêu thiếu một cái gì đó. Chứng “nghiện máy tính” của giới trẻ, công chức, nhân viên văn phòng, trong đó có cả các nghề như phóng viên và các biên tập viên đang là một sự thực không thể chối cãi.

Điều đó làm cho nguy cơ mắc các bệnh về mắt ngày càng gia tăng, khiến nhiều chuyên gia sức khỏe lo ngại…

Máy tính có thể gây bệnh?

(Ảnh: TTO)

Việc sử dụng máy tính trong thời gian dài, từ ngày này qua ngày khác khiến cho nhiều người uể oải. Mỏi mắt, thị lực giảm, mỏi bắp thịt, đau đầu và buồn nôn là hệ quả của những giờ ngồi lỳ trước màn hình computer.

Giải thích vì sao khi ngồi máy tính nhiều, mắt kém đi trông thấy - các nhà khoa học cho rằng - ngồi trước máy tính, thị lực của chúng ta cần phải tập trung trên màn hình nhỏ, cự ly giữa hai mắt với máy tính cơ bản trong trạng thái cố định. Cứ như vậy, trong thời gian dài, hai mắt sẽ làm việc quá mức và dẫn đến mệt mỏi.

Ngoài ra, trong khi dùng máy tính, hai mắt phải mở to để không ngừng theo dõi văn bản, dấu hiệu và hình ảnh luôn luôn di động trên màn hình, khiến số lần nháy mắt giảm thiểu, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho hai mắt cảm thấy khô rát.

Chúng ta biết rằng nháy mắt làm cho nước mắt phân bố đều trên bề mặt giác mạc và kết mạc nên giữ được độ ẩm cho mắt. Vì vậy, nếu số lần nháy mắt giảm thiểu, thì sẽ xuất hiện triệu chứng khô rát mắt. Nếu hiện tượng mỏi mắt và khô rát mắt xuất hiện trong thời gian dài, thị lực sẽ có thể bị ảnh hưởng.

Làm thế nào để sống chung được với máy tính?

Muốn nói gì thì nói, máy tính vẫn là một công cụ rất đắc lực để giúp chúng ta làm việc và trao đổi tin tức với mọi người. Nếu phải sống chung với máy tính, có nghĩa chúng ta chấp nhận sống chung với căn bệnh về giảm thị lực ở mắt cùng với bao nhiêu căn bệnh văn phòng khác như đau lưng, mệt mỏi, buồn ngủ có thể xảy ra. Vậy phải làm sao để có thể sống chung với máy tính như bà con đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ vậy?

Nếu buộc phải làm việc bằng máy tính lâu dài thì hai mắt cần phải được nghỉ ngơi một cách hợp lý. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu làm việc trong 1-2 tiếng đồng hồ, thì mắt cần phải được nghỉ ngơi từ 05-10 phút bằng cách: có thể ra ban công văn phòng ngắm nhìn cảnh vật, hoặc nhấm nháp một ly trà, cà phê giữa giờ làm việc tạo điều kiện cho mắt được nghỉ ngơi. Nói cách khác bạn nên rời xa máy tính mà không nhất thiết phải ngồi ngay trên bàn làm việc trong khi miệng nói trong điện thoại, tay lại cầm chuột xê dịch trên máy tính, giống như một thói quen cố hữu.

Ánh sáng ở văn phòng cũng là một trong những nguyên nhân khách quan khiến mắt bạn bị tổn thương. Một văn phòng bố trí ánh sáng hợp lý, một chỗ ngồi cạnh cửa sổ có không gian phía trước, sẽ là giải pháp tốt để có những phút giây tĩnh lặng nhìn ngắm cảnh vật và “bồi bổ” lại cho đôi mắt. Như vậy sống chung với máy tính, nhưng không có nghĩa là bạn chấp nhận mọi rủi ro mà máy tính có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Chế độ ăn uống cũng cần được lưu tâm tới để đôi mắt luôn khỏe, đẹp trong môi trường máy lạnh và máy tính. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, một số trái cây có chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt. Dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong khẩu phần hàng ngày nhưng bạn cũng không thể bỏ qua các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm), vì chúng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa để đôi mắt được sáng khỏe dài lâu.

Đặc biệt, theo một nghiên cứu đã được chứng minh, sụn vi cá mập thiên nhiên sẽ giúp nuôi dưỡng mắt từ bên trong, có tác dụng lâu dài, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về mắt và bảo vệ đôi mắt luôn sáng đẹp. Hiện nay, đối với một số người phải sống chung với computer mỗi ngày thì các thuốc bổ mắt chứa chiết xuất sụn vi cá mập thiên nhiên, các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm)… đang được chọn là một giải pháp điều trị lâu dài. Vì một đôi mắt sáng đẹp khi phải sử dụng máy tính nhiều thì phải là đôi mắt khỏe đẹp từ bên trong chứ không phải là hình thức trang điểm kẻ, vẽ mắt hay mascara!

Ths.BS CAO MỸ LỆ - Giám đốc BV Mắt Hà Nội (Thanh Niên)

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video