Video: Cá ngựa đực oằn mình sinh hàng trăm con

Con cá ngựa đực với chiếc bụng căng phồng lần lượt cho ra đời những con non nhỏ xíu.

Theo The Epoch Times, Clayton Manning và nhóm bảo tồn thuộc Dự án Cá ngựa, phát hiện con cá ngựa đực mang bầu ở vùng biển phía đông Australia.

"Chúng tôi đang tiến hành khảo sát và trông thấy con đực đến ngày sinh với cái đuôi nhỏ chìa ra trước phần bụng bầu. Khi tôi vừa hoàn thành việc đo kích thước, một con cá ngựa con phọt ra từ khe hở. Chúng tôi đã dành chút thời gian xem cá ngựa đực sinh con", Manning chia sẻ.


Trong mỗi kỳ sinh sản, cá ngựa đực đẻ 100 - 250 con.

Cá ngựa đực mang con bên mình trong suốt thời kỳ thai nghén. Nó tự thụ tinh cho những quả trứng được con cái chuyển sang và giữ trứng trong một chiếc túi đặc biệt ở bụng. Con non phát triển khoảng ba tuần trong túi trước khi ra ngoài. Trong mỗi kỳ sinh sản, cá ngựa đực đẻ 100 - 250 con. Những loài lớn hơn có thể sinh khoảng 1.500 con mỗi lứa.

"Con non nhận được mọi thứ chúng cần trong túi, từ oxy đến thức ăn. Thời gian thai nghén kéo dài từ 14 ngày đến 4 tuần. Quá trình sinh con gắn liền với những cơn co và diễn ra có thể tới 12 giờ", đại diện tổ chức Seahorse Trust cho biết.

Có khoảng 40 loài cá ngựa được biết đến trên thế giới. Cá ngựa thích bơi thành cặp với phần đuôi liên kết với nhau. Chúng bơi thẳng đứng và tránh những kẻ săn mồi bằng cách bắt chước màu sắc của thực vật dưới nước.

Cá ngựa là bậc thầy ngụy trang. Màu sắc của chúng tự động thay đổi để hòa hợp với môi trường xung quanh. Chúng có bao tải sắc tố trên da với ba màu chính giúp chúng thay đổi màu sắc dựa trên môi trường xung quanh. Khi còn nhỏ, cá ngựa gần như trong suốt và sau đó sẽ có màu sắc dựa vào màu của rạn san hô hoặc môi trường sống. Ngoại trừ cua, rất ít động vật ăn thịt cá ngựa vì nó quá nhiều xương và khó tiêu.

Vì hình dạng cơ thể đặc biệt của chúng, cá ngựa bơi khá kém và có thể dễ dàng chết vì kiệt sức khi mắc vào vùng biển có bão.

Cá ngựa neo mình bằng gắn đuôi vào cỏ biển và san hô, sử dụng mõm dài để hút sinh vật phù du và động vật giáp xác nhỏ trôi dạt. Cá ngựa ăn liên tục, hệ tiêu hóa của chúng hoạt động nhanh khiến thức ăn di chuyển quá nhanh trong cơ thể.

Cá ngựa không có răng và không có dạ dày, vì thế chúng phải ăn gần như liên tục để duy trì sự sống.

Cá ngựa là loài chung thủy một vợ một chồng suốt đời. Người ta thậm chí còn quan sát thấy rằng khi một con cá ngựa chết đi, bạn đời của chúng không tìm kiếm "kẻ thay thế". Chúng là một trong những loài động vật duy nhất trên trái đất mà con đực "mang thai" con non.

Cập nhật: 07/10/2021 Theo VnExpress/Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video