Video "Cuộc đời của Pi'" phiên bản đời thực: Tay không bắt cá mập trên thuyền độc mộc!

Nếu đã từng xem bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lý An: "Cuộc đời của Pi", chắc hẳn bạn sẽ còn nhớ cảnh Pi phải vật lộn với việc tìm kiếm thức ăn trên biển. Nếu vậy bạn sẽ được chứng kiến một phiên bản đời thực của thổ dân Melanesia (châu Đại Dương).

Nếu như thổ dân thuộc bộ tộc Satere-Mawe của Amazon sẽ phải trả qua bài kiểm tra đầu tiên để được công nhận là đã trưởng thành và là thành viên chính thức của bộ lạc nếu vượt qua thử thách để hàng trăm con kiến Paraponera Clavata đốt thì thổ dân Melanesia cũng vậy.

Chỉ khác là những thanh thiếu niên của bộ lạc sẽ phải vượt qua bài kiểm tra bắt cá mập bằng tay không trên biển, một bài "test" kiểm tra ý chí, kỹ năng và sự kiên trì của người Melanesia. Vậy họ đã thực hiện nó như thế nào?

Đầu tiên người thử thách sẽ ra biển chỉ với một con thuyền độc mộc cùng một số dụng cụ đơn giản để bắt cá như mồi nhử (đầu cá), lục lạc và dây thừng. Người bắt cá sẽ dùng lục lạc lắc mạnh dưới nước và ném những khúc cá ra xung quanh để dẫn dụ cá mập tới.

Khi cá mập đã tới sát thuyền, người bắt sẽ dùng dây thừng (ở đầu có buộc chặt một khúc gỗ) rồi quấn chặt quanh người con cá. Lúc này dù cá có vùng vẫy và thoát được thì nó cũng không thể bỏ chạy mà chỉ bơi quanh quẩn con thuyền.

Người bắt cá sẽ kéo nó gần thuyền rồi dùng một cái chày đập vào đầu con cá cho đến chết. Người ta cũng ăn thịt cá mập và cắt vây của nó để trao đổi với các thương lái đến từ châu Âu vì vây cá mập có giá trị rất cao.


Bắt cá mập bằng tay không độc đáo của thổ dân.

Cập nhật: 17/07/2021 Theo Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video