Đây có lẽ là lần đầu tiên ta chứng kiến "chiêu trò" này ở khoảng cách gần đến vậy.
Tại Cape Town, Nam Phi, người ta quay lại được cảnh tượng chưa từng thấy: trong nỗ lực bơi thoát con hải cẩu đang đói, con cá nhà táng lùn (dwarf sperm whale, tên khoa học là Kogia sima) đã phun mực đỏ cả một khoảng nước. Cứ tưởng đây là tuyệt chiêu nhà mực, nhưng hóa ra còn một loài khác sở hữu loại “bom khói đánh lạc hướng” đặc biệt này.
“Hành vi "thải mực" này đã từng được khoa học ghi lại”, nhà nghiên cứu âm học cá voi Karrlina Merkens nói với ScienceAlert. “Nhưng việc quan sát được là rất hiếm, và nhiều khả năng đây là lần đầu tiên việc này xuất hiện ở chỗ nước nông”.
Cá nhà táng lùn là sinh vật rất nhát.
Cá nhà táng lùn là sinh vật rất nhát, thường xuyên trốn kỹ nơi biển sâu. Chúng dành rất ít thời gian bơi gần mặt nước và gần như không bao giờ dám lại gần tàu thuyền. Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu không có nhiều dữ liệu về loài cá nhà táng kích cỡ tương đương cá heo, chỉ biết rằng chúng sở hữu “chiến thuật giống mực” khi bị kẻ thù truy đuổi.
Khi cá nhà táng lùn gặp nguy, chúng sẽ tuôn ra khoảng hơn 11 lít dung dịch nâu đỏ rất đặc, tới từ một bao nhỏ nằm trong ruột cá. Tuy nhiên, video kết thúc không có hậu: các trang tin địa phương thông báo rằng con cá nhà táng đã bị thương nặng và rất yếu khi đơn vị giải cứu động vật địa phương tới nơi, và họ quyết định chấm dứt đời con cá bằng phương pháp an tử.
Cá nhà táng lùn cố gắng trốn chạy hải cẩu, thải ra mực nâu đỏ để đánh lạc hướng.
Một số người nhận thấy con cá voi lạc lối bởi khu vực nước nông đã ngăn khả năng định vị bằng sóng âm hoạt động, nhưng chuyên gia Merkens có suy nghĩ khác. Cô cho rằng những tiếng vang dội lại từ các khiến con cá nhà táng lùn bối rối, bởi lẽ nhiều khả năng chúng chưa từng nghe thấy những tiếng vang kỳ lạ này; cả đời trốn dưới biển sâu, được ngày hiếm hoi tiếp xúc với thế giới con người rồi lại còn bị thú dữ đuổi, hoảng loạn là điều khó tránh.