Một trận chiến giữa hai loài rắn thuộc nhóm "Tứ đại nọc độc" khét tiếng đã diễn ra. Kẻ nào sống, kẻ nào chết?
Rắn hổ lục đại chiến rắn hổ mang. (Ảnh chụp từ video).
Một con rắn hổ lục Russell hay còn gọi là rắn hổ bướm (Tên khoa học: Daboia russelii) là một trong 4 loài rắn cực độc thuộc nhóm Tứ đại nọc độc của Ấn Độ. Tuy nhiên chúng lại thường trở thành con mồi của 1 thành viên khác trong nhóm.
Đó chính là một con rắn hổ mang Ấn Độ (Tên khoa học: Naja naja), đây là loài rắn thường ăn thịt các loài rắn khác vì chúng có khả năng miễn nhiễm nọc độc của con mồi. Chính vì thế dù bị rắn hổ bướm tiêm nọc nhưng con rắn vẫn không hề hấn gì.
Trái lại nọc độc của hổ mang lại có thể làm cho con mồi bị tê liệt nên cuối cùng con rắn độc cũng bị hổ mang ăn thịt. Bên cạnh hổ mang thì trong nhóm Tứ đại nọc độc còn 1 loài rắn thường ăn thịt rắn hổ bướm, loài rắn này là cạp nia Ấn Độ (Tên khoa học Bungarus caeruleus).