Lý giải việc bị "điện giật" mỗi khi khuỷu tay bạn vô tình chạm vào vật cứng

Chỉ cần một va chạm nhỏ nhất ở khuỷu tay cũng có thể gây ra những cơn đau từ trên xuống dưới cánh tay và một chuỗi những câu nói tục tỉu xuất hiện trên môi bạn. Vậy tại sao việc va chạm vào bộ phận này lại gây ra nhiều khó chịu đến thế?

Có lẽ chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác như bị điện giật khi vô tình để phần khuỷu tay chạm vào đâu đó hay tự đánh vào phần lõm chẳng hạn.


Hiện tượng "xương cười" rất thường gặp trong cuộc sống. (Ảnh Wonderopolis).

Cũng nhanh như điện, cảm giác này sẽ biến mất ngay sau đó nhưng đủ để khuôn mặt bạn phải nhăn nhó, khó chịu. Nhưng hiện tượng này lại có cái tê hoàn toàn trái ngược: Funny bone (Xương cười)! Gọi là xương cười nhưng khi va chạm bộ phận này với một vật thể nào đó thì không hề vui vẻ một chút nào mà chỉ để lại cảm giác đau điếng người. Lý do là khi va chạm thì một dây thần kinh trụ, không phải xương đập vào vật cứng.

Khuỷu tay của con người có chứa một dây thần kinh với tên khoa học đầy đủ là dây thần kinh ulnar, là dây thần kinh chính ở cánh tay. Nó đi từ cột sống qua cổ, chui xuống cánh tay theo một rãnh ở xương ức. Qua khuỷu tay, dây thần kinh này đi qua ulna (xương nằm cùng phía với ngón út của cẳng tay) và radius (xương nằm cùng phía với ngón cái của cẳng tay) đến cổ tay.

Dây thần kinh ulnar chịu trách nhiệm truyền thông tin từ một số đầu ngón tay đến não và ngược lại. Đặc biệt, nó cũng kiểm soát một số chuyển động trong bàn tay.

Phần lớn chiều dài của dây thần kinh này được đệm bởi xương, cơ và mỡ. Tuy nhiên, khi len qua khuỷu tay, nó chạy qua một lỗ nhỏ được gọi là đường hầm thần kinh trụ. Khi đi qua không gian này, nó chạy qua một nơi ở khuỷu tay, chính là chỗ ulna và radius gặp nhau.

Tiến sĩ Dominic King, một chuyên gia y học thể thao cho biết: "Khi khuỷu tay va chạm với vật cứng, bạn sẽ nén dây thần kinh ulnar ở giữa khuỷu tay và bề mặt cứng". Khi đó, bạn sẽ trải qua một cơn đau buốt, giống như điện giật, chạy dọc xuống cánh tay và bàn tay.


Khi va chạm thì một dây thần kinh trụ, không phải xương đập vào vật cứng.

Cũng theo Dominic King, các dây thần kinh giúp chúng ta cảm nhận bất cứ thứ gì trong cơ thể. Dây thần kinh ulnar thực sự gần với da và bạn sẽ cảm thấy rất đau khi khuỷu tay va chạm với vật cứng. Cơn đau sau va chạm sẽ giảm sau vài phút nhưng cảm giác điếng người của nó khiến chúng ta phải suy nghĩ về việc đeo bảo vệ khuỷu tay khi làm việc gì đó dễ xảy ra va chạm.

Các loài động vật có vú khác cũng có cấu trúc dây thần kinh ulnar tương tự con người nhưng chúng hiếm khi gặp phải những va chạm dẫn đến cảm giác rất đau như vậy. Chúng bảo vệ dây thần kinh này bằng nhiều khối lượng cơ xung quanh nó.

Bạn còn có thể bắt gặp cảm giác này thường xuyên hơn khi ngồi gập chân ở tư thế quá lâu, khiến chân bị tê và khi đứng lên cảm giác khó chịu ấy thậm chí còn kéo dài một lúc lâu.

Mặc dù chúng chỉ là các hiện tượng không nguy hiểm nhưng nếu thấy thời gian kéo dài quá lâu thì bạn cũng nên chú ý và tới bác sĩ để được tư vấn ngay vì rất có thể bạn đã bị hội chứng hầm xương trụ.

Cập nhật: 24/06/2021 Theo Soha/vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video