Video: Tại sao kiến lại cắn người?

Kiến có thể gây ra những vết cắn khó chịu cho con người do nhầm lẫn người với thức ăn hoặc để tự vệ.

Mẹo điều trị khi bị kiến cắn

Khi bị những loài kiến cắn, đặc biệt khi đó là kiến có độc, chúng ta thường đập, phủi, chà xát... khiến độc tố bị tiết ra và gây tổn thương trên da. Ban đầu, vết kiến cắn và vùng da dính độc tố sẽ có cảm giác đau, ngứa, nóng rát. Lúc này, chúng ta nên hạn chế gãi vì càng gãi sẽ càng cảm thấy ngứa hơn và đặc biệt có thể làm tróc lớp niêm mạc bảo vệ da, khiến vết thương nặng và dễ nhiễm trùng hơn.

Sau đó, vài giờ đến 1 ngày sau, vùng da xung quanh vết kiến cắn có thể bị phồng rộp, nổi mụn nước, nóng rát như bị bỏng. Vùng da xung quanh mụn nước sẽ bị viêm, sưng, nóng, đỏ ửng lên...

Ở tình trạng này, chúng ta không nên lấy kim chọc vỡ mụn nước vì rất dễ gây nhiễm trùng, sinh mủ, dẫn đến tình trạng vết thương sẽ bị sâu hơn, kéo dài thời gian lành vết thương và khi lành tại những vị trí bị viêm nặng sẽ để lại thâm và sẹo xấu.

Để tránh các tổn thương này, khi bị kiến cắn, bạn không nên quá hoảng sợ, không được đập, chà xát, phủi mạnh làm cơ thể kiến bị nghiền nát. Cách điều trị đúng khi bị kiến cắn đúng là rửa ngay vùng da bị cắn bằng khăn thấm nước, để tránh làm cho độc tố lan trên da theo nước.

Cập nhật: 10/07/2024 VNE/VOV
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video