Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến "đốt đau nhất thế giới" là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Không giống những chất có trong nọc độc của rắn và bọ cạp, độc tố của loài côn trùng như kiến ảnh hưởng đến cơ thể theo một cách chưa từng thấy trước đây.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland đã nghiên cứu kiến green Úc và kiến bullet (kiến đạn) Nam Mỹ, cả hai đều có vết đốt gây đau dữ dội và lâu dài.


Khi kiến đốt con người, độc tố của nó đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người - (Ảnh: NEW ATLAS).

Kiến green được tìm thấy trên khắp nước Úc. Chúng thích làm tổ bên dưới hầu hết các loại cỏ và thường không được chú ý cho đến khi ai đó bị đốt, dẫn đến cảm giác bỏng rát.

Kiến đạn sống tại các khu rừng nhiệt đới đất thấp ẩm ướt ở Trung và Nam Mỹ. Chúng được đặt tên theo nỗi đau mà con người trải qua khi bị chúng đốt với nỗi đau khi bị bắn.

Một con kiến đạn có thể gây ra các cơn co thắt cơ nghiêm trọng và bỏng rát. Tiến sĩ Justin Schmidt, nhà côn trùng học người Mỹ quá cố, người đã tạo ra chỉ số đau của côn trùng đốt, đánh giá vết đốt của kiến đạn là vết đốt gây đau đớn nhất trên thế giới.

Ông Sam Robinson, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Những vết đốt của kiến đạn có thể gây đau đớn tới 12 giờ và đó là một cơn đau sâu thấu xương kèm theo toát mồ hôi và nổi da gà, hoàn toàn không giống như tác động kéo dài 10 phút của một vết ong đốt thông thường”.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học phát hiện, chất độc nhắm mục tiêu cụ thể vào kênh natri của tế bào thần kinh.

Ông Robinson cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện nọc độc của loài kiến này nhắm vào các tế bào thần kinh gửi tín hiệu đau của chúng ta.

Thông thường, các kênh natri trong các tế bào thần kinh cảm giác này chỉ mở ra trong thời gian ngắn để phản ứng với một kích thích. Chất độc của kiến liên kết với các kênh natri và khiến chúng mở ra dễ dàng hơn, đồng thời luôn mở và hoạt động, điều này dẫn đến tín hiệu đau kéo dài hơn”.

Những chất độc thần kinh nhắm vào các kênh natri này chỉ có ở loài kiến, ông Robinson thêm.

Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cơn đau và cách điều trị.

Cập nhật: 17/06/2023 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video