Mời các bạn xem một xung ánh sáng laser di chuyển, chạm vào tấm gương và dội sang hướng khác, sau đó xem xung laser di chuyển trong không khí, thay đổi tính chất khi đi ngang qua một lớp vật liệu mỏng. Tất cả những hình ảnh này được máy ảnh tốc độ 100 tỉ frame 1 giây chụp lại, máy ảnh này được gọi là CUP - compressed ultra-fast photography, có thể tạm dịch là nén cực nhanh hình ảnh, giúp máy ảnh tạo hình ảnh tốt hơn với ít dữ liệu hơn.
Tốc độ di chuyển của ánh sáng
Thực ra máy ảnh này chưa phải là máy ảnh nhanh nhất thế giới, cái nhanh nhất là cái có tốc độ 1 nghìn tỉ frame/giây được chế tạo vào năm 2011, nhưng máy 1 nghìn tỉ frame chỉ có thể chụp các tình huống lập đi lập lại (các tình huống tạo dựng trong phòng thí nghiệm) trong khi máy 100 tỉ frame này có thể dùng ngoài thực tế, giúp các nhà khoa học có thể ghi lại các hình ảnh tự nhiên trong lúc nó xảy ra, các hình ảnh này có thể hoạt động nhanh hơn vận tốc ánh sáng và vẫn được ghi lại, giúp cho việc nghiên cứu khoa học trở nên rất dễ dàng.
Các máy siêu nhanh hiện nay theo công nghệ "Streak Camera" - (là một thiết bị cực nhanh dùng để đo các bước sóng của ánh sáng) có tốc độ khoảng 10 triệu fps do vướng phải rào cản tốc độ của thiết bị lưu trữ cũng như tốc độ chuyển dữ liệu bên trong thiết bị. Công nghệ mới bao gồm một chuỗi các thiết bị gắn kết liên hoàn, bao gồm các kính hiển vi và các kính thiên văn được cặp với các thấu kính để ghi hình sự kiện. Máy ảnh 100 tỉ frame/giây vẫn dựa trên công nghệ "streak camera" nhưng được cải tiến ở nhiều khía cạnh kỹ thuật chuyên sâu.
Tham khảo: popsci.