Viếng thung lũng cá voi hóa thạch ở Ai Cập

Sa mạc của Ai Cập là nơi chứa đựng một số địa điểm cổ sinh vật bảo quản tốt nhất trên thế giới, trong đó thung lũng Wadi Al-Hitan sở hữu một bộ sưu tập lớn xương cá voi hóa thạch.


Thung lũng Wadi Al-Hitan hay còn gọi là "Thung lũng cá voi" nằm ở sa mạc Tây, trong một khu vực hẻo lánh, khoảng 150km về phía tây nam thủ đô Cairo, hiện đang chứa bộ sưu tập xương cá voi hóa thạch có giá trị mà nay đã tuyệt chủng, được gọi là phân bộ cá voi cổ.


Những hóa thạch này giải thích một trong những bí ẩn lớn nhất về sự tiến hóa của cá voi: Sự xuất hiện của cá voi như một động vật biển có vú, tiến hóa dần lên từ loài động vật sống trên đất liền trước đó. Wadi Al-Hitan là một địa điểm quan trọng nhất trên thế giới đã minh chứng cho giai đoạn tiến hóa này.


Khu vực này miêu tả một cách sinh động về hình thức và cuộc sống của những con cá voi trong quá trình chuyển đổi. Không có nơi nào khác trên thế giới đưa đến một số lượng, sự tập trung và chất lượng hóa thạch nhiều, cũng như là khả năng tiếp cận và thiết lập những bộ xương cá voi trong một quang cảnh hấp dẫn và được bảo vệ tốt như ở Wadi Al-Hitan.


Những hóa thạch ở Wadi Al-Hitan có niên đại 50 triệu năm, cho thấy là phân bộ cá voi trẻ nhất, trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa từ động vật sống trên cạn cho đến một cuộc sống trên biển. Người ta trưng bày hình dạng cơ thể điển hình của cá voi hiện đại, trong khi giữ lại những khía cạnh nguyên thủy nhất định của hộp sọ và cấu trúc răng cũng như hai chân sau của cá voi.


Nhiều trong số các bộ xương cá voi đang trong tình trạng tốt vì chúng đã được bảo quản trong cấu trúc đá. Một nửa bộ xương hoàn chỉnh được tìm thấy trong thung lũng và ở một vài trường hợp, thậm chí là dạ dày của cá voi cũng được bảo quản tốt. Những hóa thạch của động vật khác xuất hiện sớm như cá mập, cá sấu, cá kiếm, cá đuối và rùa cũng được tìm thấy tại Wadi Al-Hitan.


Có bằng chứng chỉ ra rằng lưu vực Wadi Al-Hitan bị ngập trong nước khoảng 40 đến 50 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, nơi mà được gọi là biển Tethys kéo dài về phía nam của Địa Trung Hải hiện nay. Biển Tethys được giả định là đã rút lui về phía bắc và theo thời gian, lớp trầm tích dày lắng đọng lại đó chính là lớp đá sa thạch và đá vôi mà có thể nhìn thấy trong hình dạng đá ở thung lũng Wadi Al-Hitan ngày nay.


Nghiên cứu địa chất đã được thực hiện trong khu vực này từ những năm 1800 và những bộ xương đầu tiên được tìm thấy trong năm 1830, nhưng chưa bao giờ được thu nhặt do khả năng tiếp cận khu vực khó khăn vào thời điểm đó. Lúc đầu, những bộ xương được cho là của một loài bò sát biển khổng lồ, nhưng sau đó không lâu, vào năm 1902 người ta xác định lại đó chính là bộ xương của cá voi.


Trong 80 năm tiếp theo, những bộ xương cũng không thu hút được sự quan tâm tương đối, chủ yếu cũng là do khó khăn trong việc tiếp cận khu vực. Nhưng đến những năm 1980 sự quan tâm về địa điểm này quay trở lại và Wadi Al-Hitan bây giờ là một địa điểm được UNESCO công nhận là di sản của thế giới, mỗi năm có 1.000 lượng khách truy cập.

Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video