Việt Nam đón chờ trận mưa sao băng đầu tiên năm 2017, tần suất cực đại 100 vệt/giờ

Vào đêm nay, rạng sáng mai (4/1), trận mưa sao băng với tần suất lên tới 50 - 100 vệt/giờ sẽ "tỏa sáng" trên bầu trời Việt Nam.

Nhiều người thường nói, nếu cặp đôi nào cùng nắm tay nhau ngắm sao băng rơi, những điều họ ước sẽ trở thành sự thật và bên nhau mãi.

Và vào đêm nay (3/1) và rạng sáng mai (4/1), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội nguyện ước những điều tốt đẹp nhất cho năm 2017 và chiêm ngưỡng trận mưa sao băng rực rỡ đầu tiên - mưa sao băng Quadrantids.


Mưa sao băng Quadrantids mở màn đầu năm 2017 với tần suất lên tới 50-100 vệt/giờ.

Theo các chuyên gia thiên văn học, mưa sao băng Quadrantids diễn ra hàng năm từ 28/12 đến 12/1. Tại Việt Nam thời điểm quan sát tốt nhất là từ 3h sáng ngày 4/1 với tần suất mưa sao băng 50 - 100 vệt/giờ,

Mặc dù là trận mưa sao băng cỡ trung nhưng cũng cực kỳ đáng xem - không thua những trận mưa sao băng lớn trong năm như Geminids và Perseids.

Điểm làm nên sức hấp dẫn của Quadrantids là nguồn gốc có phần bí ẩn của nó. Trên thực tế, Quadrantids xuất phát từ một chòm sao có tên Quadrans Muralis từ thế kỷ XIX, song chòm sao này đã biến mất hoàn toàn trong bản đồ thiên văn học hiện đại.


Tâm điểm của trận mưa sao băng lên cao, vào khoảng từ 2h sáng đến cho hết đêm.

Cho tới nay, "cha đẻ" của cơn mưa sao băng này vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều giả thuyết cho rằng, Quadrantids là các mảnh thiên thạch nhỏ vỡ ra từ tiểu hành tinh 2003H1 nhưng cũng có người tin Quadrantids vốn xuất phát từ sao chổi C/1490 Y1.

Nếu giả thuyết thứ hai là đúng, rất có thể mưa sao băng Quadrantids có liên quan mật thiết tới thảm họa cách đây hơn 500 năm.

Theo đó, những tài liệu cổ ghi nhận sự kiện trận mưa thiên thạch năm 1490 tại Trung Quốc đã giết chết khoảng 10.000 người dưới thời nhà Minh. Hung thủ của thảm họa ấy được cho chính là sao chổi C/1490 Y1.

Tạm gác lại câu chuyện bí ẩn quanh nguồn gốc mưa sao băng Quadrantids, để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trận mưa sao băng này, bạn hãy hướng mắt mình về phía Đông Bắc, khi chòm sao Bootes - tâm điểm của trận mưa sao băng lên cao, vào khoảng từ 2h sáng đến cho hết đêm.

Để ngắm được trọn vẹn trận mưa sao băng này, hãy làm theo những lời khuyên của các chuyên gia thiên văn học dưới đây:

  1. Không cần sử dụng tới kính thiên văn, bởi quan sát trận mưa này bằng mắt thường sẽ thú vị và chân thực hơn.
  2. Khoảng thời gian 2 – 4 giờ sáng là thời điểm lý tưởng nhất, nhìn về phía Đông hoặc Đông Bắc.
  3. Đứng ngoài trời đêm trong 5 phút để mắt quen với bóng tối. Nếu đếm được trên 50 ngôi sao trên bầu trời, đó là dấu hiệu trời quang mây và cho phép bạn ngắm sao băng. Ngược lại, tốt nhất bạn nên quay về... đi ngủ.
  4. Chọn địa điểm phù hợp, tránh xa nơi có ánh sáng nhân tạo hay ngay dưới ánh trăng. Ánh sáng phát ra sẽ làm giảm độ sáng của sao băng quan sát được.
  5. Mặc áo ấm cẩn thận bởi thời điểm về đêm rất lạnh.
Cập nhật: 03/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video