Việt Nam sản xuất vệ tinh quan sát Trái Đất để dự báo thiên tai

Các kỹ sư của Việt Nam cùng với chuyên gia Nhật Bản trực tiếp sản xuất vệ tinh LOTUSat - 1 tại Nhật Bản trong 36 tháng.

Chiều 18/10, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã thông tin về việc Việt Nam và Nhật Bản đang chuẩn bị để sản xuất vệ tinh radar LOTUSat - 1. Vệ tinh có độ phân giải cao (từ 1 đến 16m), tức là có thể quan sát hình ảnh của một vật thể chi tiết khoảng 1-16 m.

Đây là nhiệm vụ thuộc hợp phần của dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thực hiện.


Lộ trình phát triển vệ tinh của Việt Nam. (Ảnh: VNSC).

LOTUSat - 1 là vệ tinh dùng cảm biến chủ động (sóng vô tuyến), không phụ thuộc vào nguồn sáng mặt trời, cho khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, giúp tăng gấp đôi hiệu suất quan sát Trái Đất so với vệ tinh dùng cảm biến quang học (chỉ chụp ban ngày). Nó còn có khả năng đâm xuyên, phân biệt tính chất vật liệu bề mặt và phản xạ tín hiệu vô tuyến.

TS Vũ Anh Tuân, Phó tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, thời gian thực tế cần để sản xuất vệ tinh LOTUSat - 1 là 36 tháng. Thời gian thử nghiệm và phóng lên quỹ đạo chưa xác định được do còn phụ thuộc nhiều yếu tố (thông thường phải đợi 6 tháng đến một năm).


Vệ tinh MicroDragon (50kg) thuộc chương trình đào tạo của Dự án đã được chế tạo thành công và chuẩn bị phóng vào cuối năm 2018. (Ảnh: VNSC).

Ông Tuân cho biết việc sản xuất vệ tinh này sẽ được thúc đẩy nhanh để phục vụ việc dự báo thiên tai. Dự kiến khi ứng dụng sẽ giảm 10% thiệt hại do thiên tai ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay muốn chụp ảnh một khu vực nào đó Việt Nam phải đặt hàng, sau đó ít nhất hai ngày mới nhận được kết quả. Nhưng có vệ tinh quan sát Trái Đất riêng, mọi việc sẽ được hoàn tất chỉ trong vòng 6 -12 giờ.

Để hoàn thành mục tiêu này, từ khâu thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm đều được các sinh viên, kỹ sư của Việt Nam thực hiện ở Nhật Bản. Hiện đã có 36 cán bộ nghiên cứu và kỹ sư trẻ của Việt Nam được gửi đến 5 trường đại học của Nhật Bản để theo học chương trình đào tạo thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành sản xuất vệ tinh micro cỡ 50 kg sẽ được phóng vào tháng 12 tới.

Việt Nam từng phóng lên vũ trụ Vinasat 1 (tháng 4/2008) và Vinasat 2 (phóng tháng 5/2012). Đây là hai vệ tinh viễn thông có nhiệm vụ phát, tiếp sóng.

VNRedSat 1 (phóng tháng 5/2013) là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất của Việt Nam, có nhiệm vụ giám sát thảm họa thiên nhiên, môi trường và tài nguyên của Việt Nam.

Cập nhật: 19/10/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video